Danh ngôn:

"HỌC MÀ CHƯA THẤY VUI THÌ CHƯA GỌI LÀ HỌC" (Tư Mã Quang)







10.31.2011

TCQLDNBH: ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG 3

MODULE 3
Kinh doanh bảo hiểm qua hệ thống đại lý và môi giới bảo hiểm
A. Ñeà cuông chi tieát vaø muïc tieâu nghieân cöùu

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan
3.1.1. Các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm
3.1.2. Tổng quan về đại lý bảo hiểm
3.1.3. Tổng quan về môi giới bảo hiểm
Câu hỏi nghiên cứu
        Công ty bảo hiểm có những kênh phân phối sản phẩm nào?
        Nội dung hoạt động của đại lý bảo hiểm? Những hình thức của đại lý bảo hiểm? Điều kiện để hoạt động đại lý bảo hiểm? Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm?
        Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm? Hình thức tổ chức của môi giới bảo hiểm? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm?
3.2. Mạng lưới đại lý bảo hiểm
3.2.1. Sự cần thiết hình thành mạng lưới đại lý bảo hiểm
3.2.2. Tổ chức, quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm
a.       Lập kế hoạch
b.      Mô hình tổ chức – Tuyển dụng – Huấn luyện
c.       Điều hành
d.      Kiểm soát hoạt động đại lý
        Vì sao cần thiết hình thành mạng lưới đại lý để phân phối các sản phẩm của một công ty bảo hiểm?
        Trình bày và phân tích nội dung tổ chức, quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm?
3.3. Sử dụng kênh môi giới bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm
3.3.1. Đối với khách hàng
3.3.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm gốc
3.3.3. Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm
        Môi giới bảo hiểm cung cấp những dịch vụ gì cho các đối tượng khác nhau trên thị trường bảo hiểm và quản trị rủi ro?


B. Thời lượng nghiên cứu
B.1. Lên lớp: 5tiết, 5 tiết/ tuần
  • Trình bày lý thuyết cơ sở: 01 tiết
  • Thảo luận tình huống theo nhóm và báo cáo kết quả thảo luận: 03 tiết/ tình huống
  • Đúc kết tình hưống: 01 tiết/ tình huống
B.2. Tư nghiên cứu: 5 tiết (tự phân bố trong 1 tuần)
C. Nội dung tình huống và câu hỏi thảo luận nhóm
  • Câu hỏi thảo luận nhóm:
Mục tiêu: Nắm vững, sâu hơn và có khả năng xâu chuỗi và mở rộng kiến thức của cả chương.
  • Tình huống nghiên cứu:
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để phân tích tình hình thực tế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
Nội dung tình huống: Thiết kế mô hình phân phối sản phẩm bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm qua các kênh khác nhau
  • Các tài liệu cập nhật và đọc trong giờ tự nghiên cứu:
ð  Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nguyễn Văn Định, Nhà xuất bản Thống Kê, 2003, Chương II1: Đại lý và môi giới bảo hiểm;
ð  Giáo khoa: Kinh doanh bảo hiểm qua mạng lưới đại lý và môi giới, Nguyễn Tiến Hùng, Đại học Kinh tế TP.HCM, 2009;
ð  Các tư liệu tham khảo: Luật KDBH. Nghị định 45/2007
D. Phương pháp đánh giá
  • Đánh giá quá trình:  Tham gia thảo luận câu hỏi theo nhóm và bài tập tình huống;
  • Kiểm tra kết thúc học phần: Nội dung phần này chiếm 5% đề thi kiểm tra cuối học phần (tương đương 1 câu hỏi (tự luận)/ 5 câu hỏi trắc nghiệm - 5 phút).

MODULE 3 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Trước tiên, thời gian tự nghiên cứu, mỗi cá nhân hãy đọc kỹ các bài đọc trong phần tài liệu cơ sở:
Sau đó, chia thành nhóm từ 5-7 người, thảo luận làm rõ các vấn đề sau:
1.      Hãy phân biệt đại lý bảo hiểm với nhân viên khai thác bảo hiểm? Từ đó hãy phân tích lợi ích và rủi ro của việc sử dụng hình thức đại lý để phân phối sản phẩm bảo hiểm
2.      Phân tích vai trò và lợi ích của môi giới bảo hiểm đối với các đối tượng khách hàng của nó? Giải thích tại sao công ty môi giới bảo hiểm lại hưởng môi giới phí từ doanh nghệp bảo hiểm chứ không phải từ bên mua bảo hiểm?
3.      Những quy định về nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm của Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2000 có gì khác so với xu hướng phát triển loại hình kinh doanh này trên thế giới hiện nay?
4.      Hãy chỉ ra từng điểm khác biệt cụ thể giữa đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm?          
MODULE 3 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Trong module 2, các bạn đã quyết định khởi nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và dự án thành lập doanh nghiệp của bạn đã được Bộ Tài chính cấp giấy phép. Khi triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình, bạn cân nhắc sử dụng các kênh phân phối: trực tiếp, đại lý, môi giới, liên kết.
1.      Bạn sử dụng hình thức nào và trong trường hợp nào? Tại sao?
2.      Thử phát họa mô hình tổ chức quản lý hệ thống phân phối? Chỉ ra điểm mạnh và những rủi ro có thể gặp phải.
CÁC THUẬT NGỮ CĂN BẢN
Đại lý bảo hiểm
Đại lý là người làm việc cho một người khác trên cơ sở hợp đồng đại lý. Đại lý bảo hiểm, vì vậy, là người làm việc cho tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm. Theo đó, đại lý bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm cho người mua. Nói cách khác, đại lý bảo hiểm chịu trách nhiệm thu xếp việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiể và bên mua bảo hiểm trên cở sở hợp đồng đại lý để được hưởng hoa hồng bảo hiểm.
Có nhiều loại hình đại lý bảo hiểm và có thể phân thành 5 loại chính như sau:
 Đại lý độc quyền;
 Đại lý con;
 Đại lý độc lập hoặc đa năng;
 Đại lý là doanh nghiệp;
 Đại lý là môi giới.
Đại lý bảo hiểm độc quyền
Loại đại lý bảo hiểm này do một công ty bảo hiểm tuyển dụng và chỉ được phép làm đại diện cho duy nhất công ty bảo hiểm đó mà thôi. Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng để đổi lại việc được trả hoa hồng. Những đại lý bảo hiểm này thường chỉ được phép cung cấp một số sản phẩm được cho là đơn giản như: các sản phẩm về nhân thọ đơn giản, bảo hiểm xe cơ giới hoặc các sản phẩm trọn gói đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ.
Đối với đại lý bảo hiểm độc quyền có thể chia làm 2 dạng là đại lý ”full time”- người xem việc khai thác bảo hiểm là nguồn thu nhập chính của mình và đại lý “part time” – người xem việc khai thác chỉ để nhằm cải thiện thu nhập. Những đại lý bảo hiểm “part time” thường có trình độ nghiệp vụ thấp hơn những đại lý ‘full time”.
Đại lý bảo hiểm độc lập
Khác với đại lý độc quyền chỉ đại diện cho duy nhất một công ty bảo hiểm. “Đại lý bảo hiểm độc lập” làm đại diện cho nhiều hơn một công ty bảo hiểm. Những đại lý bảo hiểm này thường là các đại lý chuyên nghiệp, xem việc khai thác bảo hiểm là công việc chính và có thể kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm phức tạp hơn. Việc tổ chức quản lý một đại lý bảo hiểm độc lập gần giống với quản lý một công ty môi giới bảo hiểm có qui mô nhỏ.
Ở một vài nước trên thế giới yêu cầu phải có một hệ thống xác nhận chéo đối với các đại lý độc lập này. Nghĩa là giả sử nếu một đại lý bảo hiểm đang làm đại diện cho ba công ty bảo hiểm và cũng muốn được làm đại diện cho công ty bảo hiểm thứ tư, thì ba công ty bảo hiểm trên phải đồng ý cho đại lý này làm đại diện cho công ty bảo hiểm thứ tư. Chỉ cần một trong ba công ty bảo hiểm này từ chối thì đại lý bảo hiểm đó không được làm đại diện cho công ty bảo hiểm thứ tư. Quy định này nhằm bảo vệ cho các công ty bảo hiểm trước khả năng có thể bị trách nhiệm liên đới hoặc riêng rẽ đối với các hoạt động của đại lý độc lập hoặc những phiền phức khác.
Đại lý bảo hiểm là doanh nghiệpLoại đại lý bảo hiểm này thường gắn với các tổ chức như ngân hàng, các hiệp hội hoặc những tổ chức kinh doanh khác như kinh doanh xe cơ giới, dịch vụ giao thông vận tải,… Những tổ chức này do muốn cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các khách hàng của mình sẽ tham gia làm đại lý bảo hiểm cho một hoặc nhiều công ty bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm dạng này có thể đại diện cho một công ty bảo hiểm về một loại sản phẩm nào đó và đại diện cho công ty bảo hiểm khác về một loại sản phẩm khác. Họ là đầu mối của hoạt động kinh doanh quy mô lớn và thường xuyên thúc ép các công ty bảo hiểm của mình tung ra những sản phẩm có quy mô lớn hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn và nguồn thu từ các đại lý doanh nghiệp này là khá lớn do nguồn khách hàng khổng lồ sẵn có. Tuy nhiên, dạng đại lý này không được xem là những chuyên gia bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm là môi giới
Đại lý bảo hiểm môi giới là một dạng của công ty đại lý bảo hiểm, được thành lập thường với mục đích tiếp thị những sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt (phức tạp hoặc có rủi ro cao dành cho các khách hàng chuyên biệt) với một cộng đồng các môi giới bảo hiểm lớn hơn. Đại lý bảo hiểm môi giới có thể do công ty bảo hiểm sở hữu một phần hoặc toàn bộ hoặc có thể do một nhóm công ty bảo hiểm sở hữu và cũng có thể do tư nhân thành lập.
Môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm khác với đại lý bảo hiểm ở chỗ họ thường đại diện cho khách hàng và chịu trách nhiệm với khách hàng về những tư vấn của mình. Đây là lý do tại sao các nhà môi giới bảo hiểm phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như là một điều kiện đăng ký hành nghề.
Tuy nhiên, một số nhà môi giới bảo hiểm lại hoạt động theo các thỏa thuận ràng buộc với các công ty bảo hiểm, theo đó, họ được ủy quyền môi giới từ một công ty bảo hiểm. Khi ấy nhà môi giới bảo hiểm chính là đại lý bảo hiểm cho công ty bảo hiểm như trường hợp đã trình bày bên trên. Và loại hình môi giới này ở Việt Nam hiện chưa thấy xuất hiện.

10.23.2011

Bảo hiểm kết hợp tiết kiệm

Tiết kiệm và bảo hiểm: Một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà bảo hiểm vi mô Châu Á đầu tư
Những người làm bảo hiểm vi mô đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến cách thức mà khách hàng có thể kết hợp tiết kiệm với bảo hiểm. Trong khi các sản phẩm có thể là đơn giản với khách hàng nhưng chúng lại phức tạp ở khâu quản lý.


Những người sẽ tham gia vào thị trường bảo hiểm vi mô nên sớm nhận ra nhu cầu quan trọng nhất của khách hàng trước khi chuyển họ sang thiết kế các sản phẩm ưu tiên và giải quyết hàng loạt những đánh đổi ví dụ như chọn ra cách thức hợp lý giữa tính đơn giản và tính linh hoạt. 

Ưu tiên hàng đầu những nhu cầu của khách hàng là con đường tới thành công
Bảo hiểm và tiết kiệm giữ vị trí quan trọng để giúp những người có thu nhập thấp quản lý rủi ro của họ. Những cú sốc do những sự việc không vui xảy ra ví dụ như ốm đau, tử vong hoặc thời tiết xấu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình.
Một mặt, tiết kiệm giúp những hộ gia đình có thu nhập thấp xây dựng kế hoạch cho sự phát triển của gia đình và học tập của con cái, đầu tư vào các cơ hội kinh doanh, nâng cao tiền công năng xuất và bảo vệ gia đình khỏi những rủi ro bất ngờ. Tuy nhiên, những người nghèo thường sử dụng tiền tiết kiệm của mình như một bước đệm để giải quyết khó khăn ngăn cản họ trong việc đầu tư cho tương lai. Mặt khác, bảo hiểm cũng giữ vai trò lớn trong việc mang lại sự bảo vệ trước những sự kiện không mong đợi bằng cách chia đều chi phí bảo vệ cho một nhóm khách hàng cùng chia sẻ rủi ro, làm giảm nhẹ sự thâm hụt thu nhập, giữ vững được vốn sinh lợi.
Những sản phẩm kết hợp hai yếu tố tiết kiệm và bảo hiểm đang được các nhà bảo hiểm tìm cách mang lại một cách tốt nhất hai lợi ích này. Một trong những quyết định quan trọng cho các nhà bảo hiểm muốn đầu tư vào lĩnh vực này là thiết kế của sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại các giá trị hợp lý. Đối với thị trường này, hơn bất kỳ thị trường nào khác, trung thực là chìa khóa của thành công.
Công ty bảo hiểm nhân thọ Allianz Life Indonesia đang thí nghiệm sản phẩm bảo hiểm có tên là TAMADERA để trợ giúp cho những người có thu nhập thấp trong việc tích lũy cho việc học tập của con cái trong tương lai và bảo vệ sự tích lũy này khỏi những rủi ro hàng ngày như ốm hoặc tử vong. TAMADERA là một sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp vi mô nhóm tự nguyện kết hơp hai yếu tố tiết kiệm và bảo hiểm.
Hàng tuần mức phí phải nộp bắt đầu ở mức thấp là 1 USD và phí được đóng trong vòng 5 năm, sau đó người đóng phí bảo hiểm sẽ được trả lại tổng số tiền đã đóng. Trong suốt giai đoạn nộp phí, sản phẩm này cung cấp bảo hiểm nhân thọ và các lợi ích bổ trợ khác trong trường hợp bệnh hiểm nghèo hoặc chi trả viện phí.

Sản phẩm hữu ích sẽ có tỉ lệ duy trì hợp đồng ở mức tối đa
Nguyên tắc đánh đổi trong thiết kế sản phẩm đối với các nhà bảo hiểm thực chất là tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên trong trường hợp các đơn bảo hiểm đi kèm các yếu tố tiết kiệm, vấn đề then chốt ở đây là sự lâu bền.
Thất bại trong việc giữ khách hàng ở thời điểm quan trọng của hợp đồng có thể dẫn đến tổn thất về mặt tài chính cho công ty bảo hiểm khi chi phí phát hành và duy trì hợp đồng chưa được trả hết, hoặc tài sản để đảm bảo chưa được tích lũy đủ. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm dài hạn phụ thuộc vào sự lâu bền để có được sự thành công về mặt tài chính, nhưng điều này lại càng quan trọng hơn với các hợp đồng tiết kiệm vì tỉ lệ lãi xuất ngày càng lệch  hơn đối với các năm tiếp sau của hợp đồng.

Phí linh hoạt
Áp dụng mức phí linh hoạt tùy vào khả năng tài chính của khách hàng là bước đầu tiên để đảm bảo lòng tin của họ. Một số công ty bảo hiểm yêu cầu khách hàng của mình đóng phí hàng năm, các công ty khác có thể đưa ra các cách tiếp cận linh hoạt hơn về mặt đóng phí. Mỗi một sự linh hoạt có điểm yếu và thế mạnh của nó.
Ví dụ khi khách hàng được yêu cầu đóng phí hàng năm, phí bảo hiểm đại diện cho một phần lớn hơn trong thu nhập khả dụng của họ có thể dẫn đến mất khả năng chi trả trong những thời điểm “khan” tiền. Cùng thời điểm đó, thu phí hàng năm dẫn đến khoản chi cho việc thu phí ít hơn và cho phép mang lại nhiều giá trị tốt hơn cho khách hàng. Mặt khác, trả phí thường xuyên theo thu nhập (ví dụ sau vụ mùa) hoặc cho phép đóng hết phí vào thời điểm thuận lợi nhất của khách hàng có thể tạo ra niềm tin bằng cách mang lại cảm giác rằng các nhà bảo hiểm rất hiểu tâm tư của khách hàng.
Max Vijay đưa ra một sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng đóng phí bảo hiểm một cách rất linh động, đảm bảo lợi ích tử vong ngày càng lớn dần với quá trình đóng phí.
Theo cách đóng phí đầu tiên lần một (tối thiểu 1000 Rpl tương đương 22 USD), chủ hợp đồng được tự do đóng phí vào tài khoản khi có thể, không có quy định nào về số lần đóng hoặc số tiền đóng trừ khoản tiền tối thiểu là 10 Rpl. Chủ hợp đồng có thể giải ước (tất cả hoặc một phần) hợp đồng sau 3 năm. Lợi ích tử vong chi trả bằng tổng giá trị tài khoản khách hàng tích lũy cộng với 5 lần số tiền đã đóng, 10 lần trong trường hợp chết do tai nạn.

Ảnh hưởng của thiết kế sản phẩm với hợp đồng mất hiệu lực do không đóng phí
Một cách khác để tăng tỉ lệ duy trì hợp đồng là xây dựng sự linh hoạt bằng các thời gian gia hạn phí hợp lý để lấy lại sự ổn định sau thời gian gặp khó khăn. Điều này có thể nâng cao tinh thần làm chủ và cam kết của chủ hợp đồng đối với chính sách tiết kiệm. Rộng hơn, khi sự lâu dài của hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng trong sự bền vững của hợp đồng, các nhà bảo hiểm nên tập trung vào nguyên nhân và tần suất của những hợp đồng hết hiệu lực, hiểu hơn về những khách hàng có hợp đồng hết hiệu lực và đánh giá những ảnh hưởng của thiết kế sản phẩm với tỉ lệ hợp đồng hết hiệu lực.
Sự trung thành trong thời gian dài cũng có thể được nâng lên bằng cách thiết kế mức phí tối thiểu tối ưu mà khách hàng phải đóng vào cuối kỳ của hợp đồng. Giới hạn phí càng thấp thì càng dễ dàng hơn cho những người có thu nhập thấp, nhưng lại càng khó hơn cho các nhà bảo hiểm tìm kiếm sự bền vững trong kinh doanh.
Đánh đổi hiệu quả là sự cần thiết phải chuyển các sản phẩm bảo hiểm sang lợi nhuận. Trên thực tế, nếu giới hạn phí thấp tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến kết quả có độ hấp dẫn cao hơn và hợp đồng lâu dài hơn thì chi phí danh mục đầu tư cố định phải được phân ra một số lượng lớn các hợp đồng, điều này có thể tạo nên một gánh nặng tài chính nếu chi phí liên quan đến các hợp đồng mới cao. 

Đơn giản tốt hơn linh hoạt
Linh hoạt rút tiền ra khỏi hợp đồng, một phần hoặc tất cả, là một trong những đặc điểm thiết kế quan trọng nhất để đảm bảo sự duy trì của hợp đồng. Hầu hết các công ty bảo hiểm cho phép giá trị giải ước sau 3 năm. Rất hiếm các công ty cho phép giá trị giải ước trong vài tháng đầu tiên vì điều đó có thể tạo nên giá trị lợi nhuận thấp hoặc thậm chí thua lỗ.
Như một yếu tố cạnh tranh, giá trị giải ước sớm có thể kích thích độ tin cậy cao bằng cách đưa ra sự linh hoạt lớn hơn cho khách hàng. Tuy nhiên khi khách hàng đánh giá cao các sự lựa chọn, các kết quả nghiên cứu cho thấy họ cũng có xu hướng thích đơn giản hơn linh hoạt ở khía cạnh là điều họ thật sự muốn là lợi ích của hợp đồng dài hạn cho dù nó có tạo ra sự ràng buộc. 

Một sản phẩm tốt sẽ tạo ra cân bằng giữa lợi ích tiết kiệm và lợi ích bảo hiểm
Một trong những thách thức đối với các sản phẩm này là đáp ứng được chi phí về bảo hiểm – quyền lợi tử vong – trong khi vẫn cam kết được hiệu quả của việc tiết kiệm – quyền lợi đáo hạn – cho những người sống đến cuối kỳ của hợp đồng.
Về khía cạnh thiết kế sản phẩm, các kết quả nghiên cứu cho thấy sự lựa chọn khác nhau để cân bằng giữa quyền lợi bảo hiểm và lợi ích tiết kiệm. Một số công ty bảo hiểm không cung cấp lợi ích đáo hạn và thay vào đó tập trung vào lợi ích tử vong ấn định gấp nhiều lần tổng phí bảo hiểm đã đóng. Một số công ty khác lại cung cấp quyền lợi đáo hạn bằng số phí đóng trừ đi chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý. Đây là cách đảm bảo dễ nhất đối với các nhà bảo hiểm khi rủi ro thấp. Tuy nhiên, giá trị cũng thấp đối với khách hàng vì thế đôi công ty bảo hiểm bù đắp bằng cách đưa thêm các giá trị bổ sung vào hợp đồng (ví dụ ở điều khoản giá trị giải ước).
Một số công ty bảo hiểm khác cũng cung cấp lợi ích đáo hạn được đảm bảo không quá giá trị của tổng phí bảo hiểm đã đóng. Trong trường hợp này, chi phí được chi trả trên cơ sở lợi nhuận từ tài sản tích lũy và công ty bảo hiểm mặc dù đã cung cấp giá trị tốt cho khách hàng vẫn phải gánh chịu rủi ro thua lỗ tài chính. Giải pháp để quản lý rủi ro là áp một mức phí tối thiểu cao hơn và hợp đồng có thời hạn dài hơn. Cân bằng giữa lợi ích tiết kiệm và quyền lợi tử vong không phải là điều dễ làm. Một cách để cho các công ty bảo hiểm gộp các thành phần khác nhau có hiệu quả là ưu tiên những nhu cầu quan trọng nhất của khách hàng và tổng hợp chúng vào trong thiết kế sản phẩm. 

Kết luận
Đưa ra một sản phẩm kết hợp cả bảo hiểm và tiết kiệm là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Mặc dù các công ty bảo hiểm phải chú ý đến một loạt các vấn đề về hoạt động và kỹ thuật yêu cầu những kỹ năng đáng kể thì tầm quan trọng của lòng tin và sự trung thành của khách hàng là tối quan trọng. Đây là những sản phẩm bảo hiểm dài hạn vì thế việc giữ khách hàng cũng quan trọng như việc thuyết phục họ mua bảo hiểm để đảm bảo tài chính bền vững như đã hứa.
Các công ty bảo hiểm phải đối mặt với sự đánh đổi để đưa ra một sản phẩm có cả hai yếu tố là tiết kiệm và bảo hiểm. Thật không dễ dàng cung cấp giá trị cho các sản phẩm tài chính mà còn phải mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, tính đến lợi ích lâu dài của khách hàng là cách tốt nhất cho các công ty bảo hiểm đạt đươc việc đánh đổi hiệu quả và tính khả thi.

Phương Dung biên dịch

Theo Asea insurance review so thang 7/2011

Bảo hiểm ngoại đi tắt vào Việt Nam



Các doanh nghiệp bảo hiểm ngoại đang chọn cách “đi tắt” qua việc mua cổ phần của các tập đoàn bảo hiểm trong nước.
Vụ hợp tác giữa PVI Holdings (tiền thân là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam - PVI) và Talanx Group đang được giới đầu tư tài chính quan tâm.
Mặc dù hợp đồng bán cổ phần cho Talanx là một thương vụ lớn, nhưng theo kế hoạch của PVI Holdings, dự kiến giai đoạn 2011 - 2012, Tập đoàn này sẽ tăng vốn điều lệ lên 3.600 tỷ đồng (bao gồm cả phần cổ phần bán cho Talanx), nghĩa là tỷ lệ cổ phần của Talanx nắm giữ sau khi PVI Holdings tăng vốn sẽ vào khoảng dưới 15%. Giới phân tích cho rằng, đây là một tỷ lệ không quá lớn để có thể dẫn đến khả năng thâu tóm từ bên ngoài.
Cụ thể, trong thương vụ này, Talanx sẽ trở thành đối tác chiến lược nước ngoài đầu tiên của PVI trong lĩnh vực bảo hiểm, mặc dù trước đó, PVI đã có một số cổ đông lớn nước ngoài như Quỹ Đầu tư Oman, Funderburk Lighthouse Limited, Temasia Capital Limited, Red River Holding… Hiện, các cổ đông nước ngoài đang sở hữu khoảng hơn 36% cổ phần đang lưu hành của PVI. 
Theo thoả thuận giữa PVI Holdings và Talanx Group, HDI - Gerling Industrie Versicherung AG - thành viên của Talanx - sẽ mua 25% cổ phần trong tổng vốn cổ phần sau khi tăng thêm của PVI Holdings, và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm của PVI Holdings. Cả 2 bên sẽ tham gia hợp tác trong các hoạt động kinh doanh bảo hiểm với sự hỗ trợ của Hannover Re, một thành viên khác của Talanx.
Đặc biệt, Talanx đã khá hào phóng khi chấp giá mua 36.000 đồng/cổ phiếu, gấp đôi thị giá của PVI trên thị trường (hiện giá giao dịch trên thị trường chứng khoán của cổ phiếu PVI khoảng 18.000 đồng/cổ phiếu). Tổng giá trị mua bán lên tới 1.916,5 tỷ đồng (xấp xỉ 65 triệu EUR hay 93 triệu USD). Giao dịch này đang trong quá trình hoàn tất thủ tục pháp lý tại Việt Nam, hy vọng sẽ hoàn thành trước cuối năm 2011. 
Ông Christian Hinsch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Talanx AG và Tổng giám đốc HDI - Gerling Industrie Versicherung AG cho biết, việc hợp tác với PVI theo tư cách là một đối tác bảo hiểm chính là động thái của Talanx gia nhập vào thị trường Việt Nam. Theo đánh giá của ông Christian Hinsch, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đồng thời sẽ trở thành một phần của khu vực thương mại tự do ASEAN từ năm 2015. 
 Việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài  nằm trong định hướng của PVI sau khi tái cơ cấu từ đầu tháng 8/2011. Theo đó, số cổ phần cam kết bán cho Talanx Group là nằm trong kế hoạch bán hơn 53,2 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài.
Trước đó, nhiều đối tác bảo hiểm nước ngoài cũng được đưa vào tầm ngắm như SCOR, Royal & Sun Alliance Ins, Zurich Financial Services Group, Insurance Australia Group, Mapfre… và một số tập đoàn bảo hiểm châu Á như Ping An, Shinhan, Nippon Life…
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch PVI Holdings, việc đạt được thỏa thuận hợp tác với Talanx chính là nền tảng để PVI trở thành định chế tài chính - bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. 6 tháng đầu năm, PVI cũng là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu thị trường về quy mô doanh với 25% thị phần, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2010. 

10.13.2011

BHTG: Bước lùi của chính sách

Sau nhiều lần bị trì hoãn, đến nay dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trình Chính phủ cho ý kiến trong phiên họp Chính phủ tháng 9 để chuẩn bị trình Quốc hội vào kỳ họp Quốc hội tháng 10-2011.
Mục tiêu chính sách của Luật Bảo hiểm tiền gửi là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, trong dự thảo luật, lại có nhiều quy định điều chỉnh chính sách ở mức độ thấp hơn quy định hiện hành, không phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
Theo mô hình nào?

Điểm đáng chú ý nhất của chính sách trong dự thảo luật này là về mô hình bảo hiểm tiền gửi. Trên thế giới hiện nay có ba mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi là: mô hình chi trả, mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng và mô hình giảm thiểu rủi ro. Trong đó, mô hình giảm thiểu rủi ro đã được thực tiễn chứng minh là mô hình có nhiều ưu điểm nhất tại 44 trong tổng số 95 nước trên thế giới có tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Ngoài việc thực hiện chi trả bảo hiểm sau khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản như mô hình chi trả, tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn tham gia đánh giá, thanh tra, giám sát rủi ro, bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính và tham gia hỗ trợ tài chính, xử lý ngân hàng đổ vỡ, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Theo phân loại của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế thì mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam hiện nay là mô hình giảm thiểu rủi ro, nhưng chưa có đầy đủ các chức năng của mô hình này vì thiếu cơ sở pháp lý.
Dự thảo luật do NHNN soạn thảo không tiếp tục hoàn thiện chính sách theo mô hình giảm thiểu rủi ro bằng việc bổ sung các quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện đầy đủ các chức năng giảm thiểu rủi ro mà chuyển sang mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng và cho rằng đó là mô hình phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Theo mô hình này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, ngoài nhiệm vụ chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền, khi cần có thể tham gia hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thực tế hệ thống ngân hàng của nước ta hiện nay có số lượng tổ chức tín dụng rất lớn so với nhiều quốc gia, nhưng phần lớn là quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, độ an toàn thấp nên yêu cầu cấp bách là tìm mọi cách để nâng lên cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và mức độ an toàn. Với mức độ rủi ro cao và lan rộng hầu khắp hệ thống ngân hàng như hiện nay, không có một tổ chức bảo hiểm tiền gửi nào có khả năng chi trả bảo hiểm tiền gửi nếu các tổ chức tín dụng này đổ vỡ, phá sản.

Để khắc phục dần những yếu kém của hệ thống ngân hàng có phạm vi rộng nhưng yếu của nước ta thì việc cần thiết là xây dựng hệ thống giám sát hiệu quả, trong đó có giám sát trực tiếp của bảo hiểm tiền gửi, chủ động kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng nhằm phát hiện sớm những yếu kém, có quyền yêu cầu tái cơ cấu và hỗ trợ tài chính khi tổ chức tín dụng gặp khó khăn.

Khâu yếu kém nhất hiện nay của chính sách đối với hệ thống ngân hàng là giám sát. Theo quy định hiện hành, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN cho dù có đủ chức năng, thẩm quyền vẫn chưa giám sát được toàn diện, chính xác “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ giám sát từ xa như trong quy định của dự thảo luật thì làm sao có thể đưa ra kết quả tốt hơn.

Trong khi chưa thể hoàn thiện ngay một hệ thống an toàn tài chính với các cơ chế hiệu quả thì việc mở ra một cơ sở pháp lý cho một định chế tài chính khác ngoài NHNN như tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện chức năng giám sát trực tiếp, hỗ trợ và can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức tín dụng là rất cần thiết.
Việc quyết định chuyển đổi từ mô hình giảm thiểu rủi ro sang mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng cho thấy sự thụt lùi về chính sách, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của thị trường tài chính.

Hình thức pháp lý của cơ quan bảo hiểm tiền gửi


Theo dự thảo luật đã được Chính phủ cho ý kiến trong phiên họp ngày 15-9 vừa rồi, Bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính trực thuộc ngân hàng trung ương, do Thống đốc quyết định thành lập, nhằm thực hiện chế độ chính sách về bảo hiểm tiền gửi, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được miễn các loại thuế và do NHNN phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.

Với địa vị pháp lý phụ thuộc hoàn toàn như vậy, tổ chức bảo hiểm tiền gửi như một loại quỹ thực hiện chính sách công của Nhà nước, tương tự như Quỹ bảo hiểm xã hội, nhưng lại có nguồn thu chính là thu phí của các tổ chức tín dụng.
Nói cách khác, tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ là một quỹ chi trả đơn thuần, không hề có quyền hạn mở rộng như thuyết minh về mô hình bảo hiểm tiền gửi của NHNN. Với phạm vi, quyền hạn rất hạn chế, tổ chức này không có đủ công cụ để thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Việc quy định bảo hiểm tiền gửi trực thuộc NHNN đã chứng tỏ xu hướng tập trung quản lý nhà nước của NHNN hơn là thực hiện các chức năng của một ngân hàng trung ương. Nếu xu hướng này được khẳng định sẽ dẫn đến sự chồng lấn và kém hiệu quả trong quản lý vì vừa là ngân hàng trung ương có thẩm quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các tổ chức tín dụng, lại vừa bảo hiểm cho chính các khoản tiền gửi là trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn nhàn rỗi thu về từ chính sách bảo hiểm tiền gửi lại được mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN.
Với một chính sách khép kín như thế, rõ ràng NHNN đang “ôm trọn” toàn bộ rủi ro của hệ thống ngân hàng mà không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai. Dự thảo luật quy định người được bảo hiểm tiền gửi có quyền được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, nhưng lại chưa quy định trách nhiệm pháp lý cuối cùng trong trường hợp tổ chức này mất khả năng thanh toán.

Nguồn: Lê Minh - TBKTSG

10.08.2011

Doanh nhân bảo hiểm Việt Nam với việc hội nhập quốc tế

DOANH NHÂN VIỆT NAM VỚI VIỆC HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam

Không phải chỉ đợi đến khi Việt Nam WTO, Việt Nam mới mở cửa thị trường, Doanh nhân Việt Nam (DNVN) mới tham gia vào hội nhập quốc tế mà ngay từ khi Việt Nam trải thảm đón các nhà đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam và DNVN đã được biết, được hiểu thế nào là hội nhập cạnh tranh quốc tế. Quá trình mở cửa từ từ cho doanh nghiệp nước ngoài vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua đã đem lại nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh hiệu quả thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển lên tầm cao mới, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã học tập được doanh nghiệp nước ngoài, tự bổ sung khiếm khuyết của mình để vươn lên cùng cạnh tranh một cách sòng phẳng. Song cũng không ít doanh nghiệp đã phải ra khỏi thị trường trên con đường sáp nhập, giải thể, phá sản khi không đưa ra được sản phẩm mới hấp dẫn, giá cả cạnh tranh, không đổi mới được máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến, không đào tạo và gìn giữ được đội ngũ cán bộ công nhân chuyên nghiệp. Đó là bài học mà chúng ta đã đúc kết được khi Việt Nam gia nhập WTO thì cánh cửa thị trường Việt Nam sẽ được mở rộng hơn nữa, sẽ có nhiều nhà kinh doanh, hàng hoá dịch vụ của nước ngoài được phép tràn ngập vào Việt Nam. Điều này gần như đương nhiên khi cả thế giới mở cửa cho doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam thì không lẽ gì ta lại đóng cửa hoặc thu hẹp cửa đối với họ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức, chúng ta sẽ được rất nhiều nhưng mất cũng không phải là ít. Nếu chúng ta thích ứng nhanh thì chúng ta sẽ thu được những “cái được” nhiều hơn và hạn chế những “cái mất” ít hơn. Điều này có nghĩa là:
1. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung xây dựng thương hiệu mạnh cho mình: Chúng ta biết rằng thương hiệu mạnh là tài sản vô hình của doanh nghiệp, đó là uy tín chất lượng sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Thương hiệu càng mạnh càng được khách hàng lựa chọn trên cơ sở đó dù có bán đắt hơn sản phẩm cùng loại nhưng khối lượng sản phẩm vẫn được tiêu thụ nhanh. Để giữ được thương hiệu doanh nghiệp luôn luôn làm tốt công tác nghiên cứu thị trường phát hiện nhu cầu mới của khách hàng để đưa ra sản phẩm mới phù hợp. Khi nghiên cứu ra được sản phẩm phải tổ chức sản xuất và phát triển kênh phân phối sao cho đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đi liền với chiến lược quảng bá giới thiệu sản phẩm mới. Doanh nghiệp cần có một quy trình công nghệ và quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt. Nhà chế biến xuất khẩu tôm, cá không thể đổ lỗi cho người nông dân nuôi cá làm tăng dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm mà họ có cả trách nhiệm kiểm soát sản phẩm cá từ lúc đang nuôi đến khi thu mua để chế biến. Song hiện nay chúng ta còn rất ít doanh nghiệp làm được vấn đề này. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp chưa muốn xây dựng thương hiệu hoạt động vài ba năm hưởng chính sách miễn giảm thuế rồi giải thể để đầu tư thành lập doanh nghiệp mới. Nói tóm lại chúng ta không nên có suy nghĩ cách làm tiểu vùng, tham bát bỏ mâm mà cần có chiến lược phát triển lâu dài bền vững.
2. Một doanh nghiệp cần phát triển đa dạng hoá sản phẩm: Kinh doanh đầu tư nhiều ngành hàng hoá khác nhau trên thế mạnh của mình để dàn trải lợi nhuận, chia sẻ rủi ro với những mặt hàng gặp khó khăn nhất thời, đồng thời hướng tới một tương lai là tập đoàn kinh tế. Để làm được việc này các doanh nghiệp vừa và nhỏ thay vì cạnh tranh lẫn nhau hoặc cạnh tranh với doanh nghiệp lớn thường chọn con đường sáp nhập, mua lại, bán lại doanh nghiệp mình để hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn kinh doanh đa ngành nghề hơn. Chúng ta không nên coi sáp nhập mua bán doanh nghiệp là sự thất bại của doanh nghiêp bị sáp nhập, hoặc bị bán, mà coi đây là một biện pháp đổi mới doanh nghiệp đi đến một hướng kinh danh quy mô lớn hơn, đa dạng hơn và lợi nhuận cao hơn.
3. Các doanh nghiệp lớn Việt Nam và vốn nước ngoài sẽ là những đầu tàu kinh tế Thúc đẩy kinh tế phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là sân sau đẩy các đầu tàu tiến nhanh về phía trước. Hay nói 1 cách khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nước thuỷ triều với những cơn sóng lăn tăn trên mặt nước tạo nền cho doanh nghiệp lớn làm những con sóng cả trên đại dương. Đây là mối quan hệ khăng khít hữu cơ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cung cấp phụ tùng, lắp ráp từng công đoạn, thực hiện từng dịch vụ cho doanh nghiệp lớn. Thậm chí doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sản xuất kinh doanh những sản phẩm và những vùng địa lý mà doanh nghiệp lớn không có điều kiện vươn tới hoặc chưa để ý tới.
4. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có tầm nhìn vượt ra khỏi thị trường Việt Nam Tìm hiểu thị trường luật pháp của các nước để cung cấp sản phẩm dịch vụ thậm chí đầu tư ra nước ngoài khi được dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Hiện nay chúng ta đã có hơn 50% GDP từ nguồn hàng xuất khẩu. Nền kinh tế Việt Nam sẽ hướng ngoại nhiều hơn nên buộc doanh nghiệp phải hướng ngoại không thể sản xuất cái gì mà mình có mà phải sản xuất kinh doanh những gì mà từng thị trường, từng nước trên thế giới cần. Với thị trường rộng mở toàn cầu thì doanh nghiệp cũng phải tham gia luật chơi toàn cầu với sự kiểm soát nghiêm ngặt về luật pháp, tiêu chuẩn chất lượng, tập quán thương mại, điều kiện về sản xuất (quy mô, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động)…
5. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích động viên doanh nghiệp
Trước hết trong thời gian còn lại của lộ trình thực hiên WTO mà Việt Nam đã cam kết song phương và đa phương, Chính phủ cần có sự trợ giúp đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam với những chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng viện trợ ODA thúc đẩy nhanh cổ phần hoá để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cần ưu tiên các doanh nghiệp lớn, đi đầu trong các ngành nghề nhất là trong ngành kinh tế mũi nhọn để giữ được thế mạnh trong hội nhập.
Thứ hai là cần có chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp thuộc các ngành nghề theo lộ trình cam kết WTO, Việt Nam buộc phải mở cửa sớm hơn các ngành nghề khác nhất là trong lĩnh vực kinh tế tài chính (Bảo hiểm – Ngân hàng – Chứng khoán) đang nắm giữ dòng vốn (mạch máu) của nền kinh tế quốc dân, kể cả việc tập trung hình thành một số tập đoàn Tài chính Việt Nam đủ mạnh ngang tầm với khu vực và quốc tế.
Thứ ba là cần có những danh hiệu xứng đáng tôn vinh các doanh nghiệp lớn đi đầu trong các ngành kinh tế, doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo đưa ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ mới, doanh nghiệp làm kinh tế giỏi.
Những danh hiệu này nên được Chính phủ hoặc Nhà nước trao tặng thay vì để Hội doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ trao tặng như một số danh hiệu hiện nay không xứng với tầm cỡ quy mô của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Thứ tư là cần thay đổi tư duy đối với doanh nghiệ có vốn đầu tư nước ngoài, phải coi họ là doanh nghiệp Việt Nam. Họ tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, nộp thuế cho Việt Nam, sử dụng hầu hết lao động Việt Nam chẳng khác gì doanh nghiệp Việt Nam, có khác chăng phần lãi thu được là do quyền chủ doanh nghiệp sử dụng như những chủ doanh nghiệp Việt Nam khác thậm chí có cổ phần và phải chia cổ tức cho người nước ngoài (đầu tư gián tiếp). Hiện nay có một số doanh nghiệp nước ngoài bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động có gần tới 100% là người Việt Nam. Trong tương lai các doanh nghiệp nước ngoài cũng muốn bàn giao vị trí lãnh đạo quản lý doanh nghiệp của mình cho người Việt Nam nắm giữ. Vì thế DNVN thành đạt tại doanh nghiệp nước ngoài là điều rất khó khăn đáng được trân trọng và đáng tôn vinh.
Cuối cùng là Nhà nước cần xây dựng nguồn ngân sách hình thành nên quỹ trợ giúp doanh nghiệp một cách gián tiếp thông qua đào tạo phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến thương mại. Đây là hoạt động thường xuyên và lâu dài của Chính phủ.

Chuỗi bài về mô hình tập đoàn ở Việt nam

Luật gia Vũ Xuân Tiền
Giám đốc Công ty tư vấn VFAM VN
Hiện nay, việc thành lập các tập đoàn kinh tế và mô hình "Công ty mẹ - Công ty con" đang diễn ra khá sôi động ở nước ta. Đã có không ít bài viết, bài phát biểu đặt đầy "niềm tin và hi vọng" vào mô hình được gọi là mới này. Song, sự hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều điều đáng bàn.
Điều đầu tiên là cho đến nay, những nghiên cứu cơ bản về tập đoàn, về mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta còn rất ít. Còn rất nhiều vấn đề về mặt lý luận chưa được trao đổi và thống nhất với tinh thần thẳng thắn, khách quan và khoa học. Chẳng hạn, thế nào là một tập đoàn kinh tế? Gọi là tập đoàn kinh tế hay tập đoàn DN? Tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Khi chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà đã "cho ra" hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Một vấn đề rất cơ bản là: tập đoàn không phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Các doanh nghiệp tự nguyện gia nhập tập đoàn đều có tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động độc lập. Vì vậy, không có một mệnh lệnh hành chính nào có hiệu lực trong tập đoàn. Cũng vì vậy, không có một quyết định hành chính của bất kỳ cấp quản lý nào về việc thành lập tập đoàn. Trong các tập đoàn trên thế giới, không tồn tại chức danh Tổng Giám đốc tập đoàn mà chỉ có Chủ tịch tập đoàn do Hội đồng chủ tịch của các công ty con bầu ra. Ngay ở nước ta hiện nay, trong khu vực kinh tế dân doanh, một số tập đoàn đã hình thành và hoạt động có hiệu quả như: Tập đoàn PG tại Hải Phòng; Việt Á; Sunfat, Hòa Phát, Nam Cường, v.v… Các tập đoàn này không có quyết định thành lập của cấp chính quyền nào và cũng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho toàn tập đoàn. Vừa qua một số tập đoàn được thành lập trên cái nền là các TCty nhà nước lại được thành lập theo một quyết định hành chính, chỉ rõ tập đoàn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Đồng thời, lại có quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc tập đoàn. Liệu việc hình thành các tập đoàn trong DNNN ở nước ta hiện nay mới chỉ là việc đổi tên từ TCty thành tập đoàn? Vào năm 1990 - 1991, chúng ta cho ra đời các TCty 90/91 và khi đó không ít người hi vọng rằng, đó sẽ là những "quả đấm thép" của nền kinh tế VN các TCty này sẽ cạnh tranh ngang ngửa với các tập đoàn lớn trên thế giới. Song, qua gần 16 năm, "quả đấm thép" chưa thấy xuất hiện. Từ đó, câu hỏi được đặt ra là, nếu chúng ta cứ tiếp tục đổi tên các TCty thành tập đoàn hoặc tập hợp các DN độc lập vào một cái với tên gọi là "tập đoàn" thì nền kinh tế có được sự thay đổi gì về chất? Hôm nay, ông X là Tổng giám đốc TCty, ngày mai, cũng chính ông ấy được gọi là Tổng giám đốc tập đoàn thì liệu có vì thế mà ông X giỏi hơn, liêm khiết hơn trước không? Thiết nghĩ, " dục tốc bất đạt", cần có những nghiên cứu thật thấu đáo về mô hình cùng với sự lựa chọn những DN thật sự có khả năng liên kết để cho các tập đoàn ra đời phát huy được sức mạnh bản chất của nó.




Nước ta đang chủ động và tích cực đàm phán gia nhập WTO, trong đó vấn đề sống còn được đặt ra là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào. Trong những yếu tố nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh thì việc đổi mới tổ chức quản lý của tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn đóng vai trò quyết định. Thực tế cho thấy những tập đoàn kinh tế mạnh là “đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Nhiều TCT của Việt Nam đã và đang xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế. Một cuộc hội thảo 2 ngày (31/5 và 1/6/2005) do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức là dịp để các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách cùng nhau bàn về “hình hài” của các tập đoàn kinh tế tương lai của Việt Nam.
“Mẹ” không bảo được “con”.
TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trước đây khi Thủ tướng ký quyết định 91 thành lập 18 TCT là đã ềcó ýể xây dựng theo mô hình tập đoàn kinh tế như ở Hàn Quốc; nhưng về quy mô, vốn, tổ chức... chưa phải là tập đoàn. Vốn là vấn đề “cốt tử”, nhưng hầu hết các TCT chưa phải “mẹ - con” thực sự vì “mẹ” không có vốn nên không chi phối được “con”. Theo TS. Trần Tiến Cường, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay TCT 91 chiếm tới 70% thu ngân sách của toàn bộ khu vực DNNN, tuy nhiên trình độ tích tụ và tập trung còn chậm, yếu so với khu vực và so với yêu cầu hình thành tập đoàn kinh tế. Những TCT được Nhà nước quan tâm hỗ trợ và đầu tư đạt trình độ tích tụ và tập trung cao hơn hẳn các TCT khác. Chỉ riêng 3 TCT Điện lực, Dầu khí, Bưu chính Viễn thông đã chiếm xấp xỉ 65% tổng vốn tự bổ sung của tất cả các TCT 91. Còn có tình trạng nguồn vốn của các TCT phụ thuộc vào vốn NSNN, trong khi nguồn vốn trong xã hội bị hạn chế do cơ cấu đơn sở hữu là chủ yếu. Số TCT có phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá mạnh mẽ còn quá ít (trừ TCT Điện lực, Bưu chính Viễn thông... đã hình thành các khối doanh nghiệp gắn bó hữu cơ về chức năng, nhiệm vụ). Nhiều TCT mang tính tập hợp các doanh nghiệp thành viên cùng ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm, đối tượng khách hàng và thị trường nên dẫn đến xung đột về lợi ích. Liên kết giữa các doanh nghiệp trong TCT trên cơ sở hành chính của các quyết định “thu gom” các doanh nghiệp đã tồn tại trước khi có TCT với tính chặt chẽ của liên kết hành chính nhưng lỏng lẻo về quan hệ kinh tế và phân chia lợi ích như các tập đoàn. Về cơ bản đó là liên kết của các đơn vị thành viên thuộc một sở hữu duy nhất (Nhà nước), trong khi các tập đoàn trên thế giới có đan xen và đa dạng về sở hữu.
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai xây dựng đề án hình thành tập đoàn dầu khí, điện lực, than, công nghiệp xi măng, dệt may, bưu chính viễn thông. Đây là những TCT có quy mô lớn, mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết, liên doanh và hợp tác với nhiều đối tác. Tuy nhiên, lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể khi xây dựng đề án hiện nay là mối quan hệ và liên kết giữa các đơn vị trong tập đoàn, cơ chế thực hiện liên kết; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (thành phần, quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý trong bộ máy quản lý tập đoàn); thương hiệu của tập đoàn; quy mô vốn điều lệ và các tiêu chí khác để xác lập tập đoàn; cơ chế chính sách đối với tập đoàn. Ngay như địa vị pháp lý của tập đoàn vẫn còn những ý kiến khác nhau như tập đoàn có hay không tư cách pháp nhân, đăng ký hay không đăng ký, có hay không bộ máy quản lý riêng. Hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nguyên tắc hình thành tập đoàn trên cơ sở TCT Nhà nước: thuần tuý thị trường hay chỉ cần quyết định hành chính hay kết hợp cả 2 nguyên tắc trên.  
Không có mô hình duy nhất cho tất cả
Nhiều chuyên gia của các Bộ, ngành cho rằng không nên ềáp đặtể cứng nhắc một mô hình tập đoàn cụ thể nào đối với tất cả các TCT. “Một mô hình thành công đối với TCT khai khoáng là TCT Than chẳng hạn chưa chắc đã hiệu quả đối với TCT sản xuất như Xi măng” - Bà Allanda McConnell, Công ty Ernst & Young Việt Nam nói vậy và khẳng định các TCT cần phân tích thấu đáo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mà lựa chọn hướng đi cho mình. Theo TS. Nguyễn Thanh Thực, Bộ Khoa học Công nghệ thì mô hình tập đoàn sắp tới sẽ phải là “phi chủ quản”, không nên để cơ chế hành chính “tràn” sang cơ chế tài chính trong quản lý. Đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính bên cạnh việc nhất trí mỗi TCT có thể lựa chọn cho mình một mô hình riêng nhưng những nguyên lý, cơ chế vận hành... vẫn phải tuân theo nguyên tắc chung của tập đoàn kinh tế. Chẳng hạn, một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay của các TCT là cơ chế hạch toán độc lập, khiến các doanh nghiệp thành viên thoát khỏi sự quản lý của TCT, nay nếu các tập đoàn chỉ có các thành viên hạch toán phụ thuộc thì liệu có hình thành tập đoàn hay không? Mặt khác, tập đoàn là tổ hợp các thành viên có tư cách pháp nhân nhưng bản thân nó lại không có tư cách pháp nhân, nếu coi tập đoàn cũng có tư cách pháp nhân như trước đây thì vấn đề sẽ trở nên rất phức tạp. Đây là điều mà các TCT cần cân nhắc kỹ. TS. Trần Tiến Cường, tác giả của đề án xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam giải thích, tuy không áp dụng một cơ cấu đồng nhất, nhưng “mẹ - con” phải là cơ cấu chủ đạo, trong đó công ty mẹ có vốn đầu tư đa dạng ở các dạng hình công ty con. Công ty mẹ là DNNN (Nhà nước giữ 100% vốn hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối), trực tiếp hoặc không trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc chỉ đầu tư tài chính. Việc hình thành các công ty con bằng chuyển đổi sở hữu và hình thức pháp lý của các công ty thành viên của TCT, trong đó công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối hoặc toàn bộ vốn điều lệ. Riêng đối với công ty thành viên hạch toán độc lập, tiến tới chuyển đổi toàn bộ sang các dạng hình công ty TNHH, CTCP, trong khi chưa chuyển đổi thì phải coi công ty mẹ là chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các đơn vị này. Ở một khía cạnh khác, đại diện WB (Ngân hàng Thế giới) cho rằng tât cả các TCT 91 ở Việt Nam đều mang tính chất độc quyền, vậy làm thế nào giải quyết vấn đề độc quyền trong các mô hình tập đoàn tương lai?
“Hình hài” của tập đoàn kinh tế ở Việt Nam sẽ như thế nào tiếp tục được các chuyên gia trong và ngoài nước bàn luận cả ngày hôm nay 1/6, nhưng có một thông tin mà Ths. Phạm Tuấn Anh, Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ đưa ra chắc sẽ khiến các TCT trong nước không thể không quan tâm, đó là Chính phủ vừa cho phép một tập đoàn kinh tế nước ngoài được hình thành một tổ hợp các tập đoàn 100% vốn nước ngoài ngay tại Việt Nam.
TBTCVN số 65 


Khi một sự kết hợp thương hiệu mạnh có thể làm gia tăng giá trị tập đoàn và thiết lập kế hoạch lâu dài, tạo dựng một vị thế độc đáo trên thị trường và đánh bóng tên tuổi công ty và đặc biệt là làm tăng tiềm năng lãnh đạo trong tập đoàn. Bởi thế sự kết hợp thương hiệu có thể làm gia tăng ảnh hưởng lên tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn tới việc thương hiệu sẽ vượt trội thông qua tập đoàn.
Người sáng lập Sony-Akio Morita từng nói:” Tôi luôn tin rằng tên của một công ty là cả một cuộc đời của công ty đó. Nó bao gồm cả trách nhiệm và cả sự bảo đảm chất luợng sản phẩm.” Một sự hợp tác thương hiệu tốt, mạnh sẽ đưa đến kết quả ngoài mong đợi.
Sự kết hợp thương hiệu thường được hiểu nhầm là quá trình thay đổi logo, thiết kế, màu sắc. Thông thường, đây là những yếu tố quan trọng để đánh giá thương hiệu và có khả năng thay đổi khi kế hoạch được quyết định. Sự kết hợp này đi kèm với việc kết hợp những câu slogan để tạo ra một kết quả như mong đợi. Quá trình kết hợp thương hiệu là một quá trình nghiêm túc bao gồm nhiều kỹ năng và họat động chứ không chỉ đơn giản là những chương trình tiếp thị bóng bẩy bề ngoài cùng với những từ ngữ sáo rỗng.
Khi một sự kết hợp thương hiệu mạnh có thể làm gia tăng giá trị  tập đoàn và thiết lập kế hoạch lâu dài, tạo dựng một vị thế độc đáo trên thị trường và đánh bóng tên tuổi công ty và đặc biệt là làm tăng  tiềm năng lãnh đạo trong tập đoàn. Bởi thế sự kết hợp thương hiệu có thể làm gia tăng ảnh hưởng lên tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn tới việc thương hiệu sẽ vượt trội thông qua tập đoàn.
Một tập đoàn mạnh là tập đoàn luôn tạo được hình ảnh trong tâm trí người dùng. Những tập đoàn tài chính quốc tế như HSBC và Citibank cho biết trong những năm gần đây có những tập đoàn phát triển mạnh trong  một thời gian rất ngắn. Hiện nay trên thế giới có những tập đoàn đáng được học tập như Microsoft, Intel, hàng không Singapore, CNN, Samsung, Mercedes v.v.... để làm được điều này tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực.
Một tập đoàn có thể khai thác nhiều quyền lợi từ một chiến lược thương hiệu. Đầu tiên, một sự kết hợp thương hiệu mạnh là bề mặt của chiến lược kinh doanh, thể hiện được mục đích mà tập đoàn nhắm tới và điều mà tập đoàn muốn mọi người biết về mình trên thương trường. Nói một cách ví von đó là cái dù cho hoạt động của cả tập đoàn, bao gồm tầm nhìn, giá trị, tính cách, vị trí và hình ảnh của tập đoàn. Ví dụ như HSBC một tập đoàn đã áp dụng một chiến lược tập đoàn hết sức bài bản. HSBC sử dụng một thông điệp chung cho toàn thế giới dựa trên câu slogan đơn giản”Ngân hàng của thế giới”. Nền tảng đó cho phép tập đoàn HSBC đã có thể vượt qua những rào cản khi xâm nhập vào những nền văn hóa khác nhau.
Chiến dịch thương hiệu kết hợp không đơn giản, nó đứng đầu các danh mục chiến lược của toàn công ty như một dấu hiệu nhận biết của tập đoàn. P&G được biết đến là một tập đoàn có nhiều chiến lược thương hiệu và thương hiệu P&G bao trùm tất cả các hoạt động của công ty. Dựa theo chiến lược kinh doanh về nhu cầu tiềm ẩn cho nhiều thương hiệu như trường hợp của P&G, có rất nhiều thương hiệu dưới một cái dù, một thương hiệu chung cho cả tập đoàn thường trợ giúp rất nhiều cho tập đoàn, sự quản lý thường chú trọng vào thương hiệu chung đó và giá trị của tập đoàn. Một khi nền tảng cốt lõi được thành lập và đưa vào thực hiện, đó là một bậc thang quan trọng khiến khách hàng sử dụng những sản phẩm khác nhau trong cùng một tập đoàn và khiến cho họ có cái nhìn tổng quát hơn về các thương hiệu khác nhau đó. Điều này tạo ra  cấu trúc về thương hiệu kết hợp, đồng thời cũng cần có một chiến lược để đạt được mục tiêu chung của tập đoàn.
Ngày nay trong nhiều ngành công nghiệp, để duy trì được khả năng sản xuất, khả năng cạnh tranh về sản phẩm mới và dịch vụ tốt thì đòi hỏi có nhiều đầu tư hơn nữa. Chu trình để sản xuất một sản phẩm ngày càng được rút ngắn dần vì vậy các công ty tập đoàn cũng phải tìm ra chiến dịch tiếp thị phù hợp. Những đòi hỏi trên yêu cầu tập đoàn phải xem xét lại chi phí và chiến lược thương hiệu kết hợp. Các nhà quản lý có thể đạt được giải pháp tối ưu bằng cách nối kết các sản phẩm cũng như dịch vụ lại với nhau. Chi phí tiếp thị và quảng cáo sẽ giảm rất nhiều vì không còn phải tập trung cho riêng lẻ từng sản phẩm. Và việc xây dựng thương hiệu sẽ thống nhất hơn.
Apples là thương hiệu đi tiên pong trong việc đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ dưới một thương hiệu. Thương hiệu Apples bao gồm cả thể xác và linh hồn của công ty. Những thương hiệu nhánh sẽ giúp định hình sản phẩm.
Trong những năm vừa qua, những thương hiệu kết hợp đã trở thành những ông chủ tài chính mạnh trên thế giới. Và thương hiệu tự mình trở thành những tài sản giá trị trong công ty mà giá trị thị trường vượt xa ngoài dự đóan.
Thục Đoan – Công ty Thương Hiệu LANTABRAND (Sưu tập tài liệu nước ngoài)

“Tập đoàn” đang sống ngoài vòng pháp luật!
Khái niệm tập đoàn đang gây tranh luận trong giới kinh doanh đầu tư. Việt Nam có tập đoàn kinh tế đúng nghĩa hay không? Dân trí đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Quang A, chuyên gia cao cấp kinh tế & ngân hàng về vấn đề này.
Sự ra đời những tập đoàn là điều chứng minh cho sự phát triển của nền kinh tế vì ngay từ đầu thế kỷ 20, các nước tư bản đã hình thành những tập đoàn xuyên quốc gia. Nhưng thưa ông, hình như khái niệm “tập đoàn” không phải như ta đang quan niệm?
Tôi nghĩ “tập đoàn” không phải là một pháp nhân. Không có một thực thể pháp lý gọi là “tập đoàn”. Nó là một nhóm công ty liên kết với nhau về sở hữu, về sản phẩm hoặc chiến lược…
Vì vậy, nó chỉ được hình thành chứ không thể được thành lập. Không thể kiện một tập đoàn, không thể cho một tập đoàn phá sản cũng như không có chủ tịch hoặc tổng giám đốc tập đoàn… Việt Nam cũng vậy mà thế giới cũng vậy.
Việc gọi là thành lập các tập đoàn là một chuyện vô nghĩa. Khi thí điểm thành lập các tập đoàn, mình không thấy Luật công ty có quy định. Ngay cả Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng không thấy quy định về tập đoàn.
Còn nếu các công ty góp vốn với một vài công ty khác hình thành một nhóm các công ty và gọi đó là tập đoàn thì không sao. Nhưng đi thành lập một tập đoàn là một điều vô nghĩa. Nó chỉ là một cái tên tự xưng, tự phong cho nó oai thôi.
Ông nói, khái niệm tập đoàn không được quy định trong luật?
Luật Doanh nghiệp 2005 có nêu khái niệm tập đoàn bao gồm một nhóm công ty và cũng thống nhất với cách hiểu của thế giới: bản thân nó không phải là pháp nhân. Mà không phải là pháp nhân thì việc thành lập là vớ vẩn.
Như vậy theo ý ông, chúng ta gọi tập đoàn Dầu khí quốc gia, tập đoàn Dệt may, tập đoàn Điện lực… là không đúng pháp luật?
Tôi nghĩ không có cái như thế mà đi thành lập pháp nhân như thế thì không đúng luật.
Thưa ông, báo cáo của Quỹ phát triển Liên hợp quốc (UNDP) chỉ ra rằng quy mô của các tổng công ty ở Việt Nam cũng chỉ ở mức bình thường.
Đúng thế. Nghiên cứu này nói trong 200 tổng công ty, công ty lớn nhất Việt Nam cũng chỉ nằm ở cỡ vừa, thậm chí cỡ nhỏ tầm quốc tế. Đấy là điều đáng buồn.
Xin ông cho biết những đặc điểm của “cái gọi là tập đoàn” ở Việt Nam hiện nay.
Như tôi nói, tập đoàn là một nhóm công ty về một lĩnh vực nào đó như dầu khí, dệt may, đóng tàu… nói chung, đó là những công ty có vốn và doanh thu tương đối lớn.
Ông đánh giá thế nào về tác động, ảnh hưởng của những “tập đoàn” này trong nền kinh tế hiện nay?
Trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, có quy luật xác suất, tức là 20% tạo ra 80% giá trị và ngược lại. Vai trò của các công ty lớn trong nền kinh tế rất quan trọng. Việc hình thành những công ty lớn là cần thiết, càng lớn thì họ càng tiết kiệm, hiệu quả càng cao... vấn đề là tạo điều kiện cho nó thôi.
Trân trọng cám ơn ông.

Tập đoàn kinh tế: Cần tính lại
Lần đầu tiên, Quốc hội lên tiếng về “phong trào” thành lập tập đoàn kinh tế, cho thấy tầm quan trọng của vấn đề đang rất nóng này...
Có đến tám tập đoàn đã được thành lập cho đến nay, trong khi chủ trương ban đầu là “việc thành lập tập đoàn kinh tế chỉ thực hiện thí điểm, sau khi tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm mới xây dựng phương hướng triển khai đồng loạt”.
Bên cạnh đó, một loạt tổng công ty nhà nước khác cũng đang “xin được lên tập đoàn”. Ít nhất bốn tập đoàn, gồm tập đoàn thuốc lá và ba tập đoàn trong ngành xây dựng đang trong giai đoạn xây dựng đề án.
Nhưng báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do Chủ nhiệm Hà Văn Hiền đọc tại phiên khai mạc Quốc hội đầu tuần này nói rằng “cần phải sớm có tổng kết đánh giá việc thành lập các tập đoàn kinh tế”, gián tiếp khẳng định rằng đây là một vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc.
Điều gì đã khiến Quốc hội phải lo lắng? Một chuyên gia đang làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thời gian gần đây, trong các hội nghị hay diễn đàn, liên tục có những kiến nghị liên quan đến vấn đề này. Nhiều chuyên gia và nhà quản lý có trách nhiệm đã nói rằng nếu không thận trọng, phong trào “tập đoàn hóa” sẽ đưa đến những hệ lụy mới cho nền kinh tế. Một trong những vấn đề được mổ xẻ nhiều nhất là tính hiệu quả của các tập đoàn khi mở rộng hoạt động ra những lĩnh vực không phải sở trường.
Trước kỳ họp Quốc hội, một hội thảo chuyên đề về tập đoàn kinh tế đã được tổ chức tại Hà Nội mà ở đó các chuyên gia kinh tế đều lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về “phong trào tập đoàn” hiện nay.
Trả lời báo chí, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, nói các tập đoàn có thể chọn lựa thêm nhiều lĩnh vực hoạt động khác để chia sẻ rủi ro, tuy nhiên, về nguyên tắc, việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động phải nhằm hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi.
Theo dõi tình hình hiện nay, bà Lan cho rằng khi các tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì chẳng có gì đảm bảo họ sẽ thành công. Thứ hai, các tập đoàn sẽ sao nhãng việc đầu tư vào ngành cốt lõi, những lĩnh vực này không được củng cố trong khi sức ép cạnh tranh tăng cao.
Theo bà Lan, đã đến lúc “cần xem lại khi ra quyết định thành lập tập đoàn, cần quy định họ phải dành bao nhiêu nguồn lực cho hoạt động kinh doanh cốt lõi, tối thiểu cũng phải 80% vốn”.
 Nhưng, một sự trùng hợp ngẫu nhiên là ngay sau đó, đại diện các tập đoàn đã ngồi lại cùng nhau trong một cuộc họp do Chính phủ tổ chức mà ở đó các đại biểu đều bày tỏ sự lạc quan về tương lai phát triển của mô hình mới.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Phạm Thanh Bình cho biết mặc dù xác định các lĩnh vực chính vẫn là đóng tàu và dịch vụ vận tải biển song trong giai đoạn trước mắt sẽ “nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, xi măng, vận tải đa phương thức, công nghiệp, hàng không, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản... để lấy ngắn nuôi dài”.
Thực tế, quan điểm “lấy ngắn nuôi dài” đã được hiện thực hóa qua nhiều kế hoạch hoạt động mới đây, chẳng hạn như việc liên doanh thành lập một công ty hàng không. Tình hình cũng đang diễn ra tương tự tại Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than - Khoáng sản... Theo các báo cáo hoạt động của các tập đoàn này mà chúng tôi có được, mọi thứ có vẻ như đang diễn ra một cách hết sức tốt đẹp.
Theo một số thông tin, Chính phủ dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị đánh giá lại việc tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Quan trọng nhất là sẽ đánh giá rõ hiệu quả của việc các tập đoàn kinh tế nhà nước mở rộng đầu tư kinh doanh đa ngành, đặc biệt là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay Chính phủ sẽ vẫn “khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác liên kết kinh tế với nhau để hình thành những tổ hợp doanh nghiệp mạnh, làm tiền đề cho việc ra đời các tập đoàn kinh tế”. Gần như chắc chắn, vấn đề tập đoàn sẽ tiếp tục là một chủ đề được thảo luận kỹ trong thời gian tới.
(Theo TBKTSG)

HSBC Insurance (thuộc Ngân hàng Hồng Công Thượng Hải) và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vừa trở thành đối tác chiến lược của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Như vậy, kể từ phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng từ cuối tháng 5, sau nhiều lần xét chọn, DN này đã tìm được cho mình đối tác chiến lược.
Mô hình công ty mẹ - con
Theo các hợp đồng ký kết đối tác chiến lược giữa các bên, HSBC Insurance trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Bảo Việt, với tỷ lệ sở hữu 10% (hơn 57,3 triệu cổ phần), tương đương tổng giá trị đầu tư hơn 4.121 tỷ đồng.  Vinashin là đối tác chiến lược trong nước của Bảo Việt với tỷ lệ sở hữu 3,56%, tương ứng với 20,4 triệu cổ phần, tổng giá trị đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng (tương đương với hơn 90 triệu USD). Ông Lê Quang Bình, Chủ tịch HĐQT Bảo Việt, cho biết giá bán cho đối tác chiến lược được xác định trên cơ sở giá đấu giá bình quân thực tế của đợt phát hành cổ phần lần đầu vào ngày 31-5 vừa qua là 72.000 đồng/cổ phần. Việc ký kết hợp đồng đầu tư giữa Bảo Việt với các đối tác chiến lược đánh dấu sự hoàn tất quá trình cổ phần hóa của Bảo Việt để chuyển sang công việc hình thành DN mới: “Tập đoàn Bảo Việt” hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
Liên kết Bảo Việt - HSBC
Ông David Fried, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc HSBC Insurance, cho rằng với mạng lưới rộng khắp Việt Nam của Bảo Việt, thương hiệu nổi tiếng và thông qua quan hệ hợp tác chiến lược với HSBC Insurance, Bảo Việt đang được định vị một cách lý tưởng để khai thác thị trường bảo hiểm đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam - một thị trường đầy tiềm năng và quan trọng. HSBC sẽ góp sức để cùng xây dựng Bảo Việt thành tập đoàn tài chính - bảo hiểm số 1 châu Á. Sau khi hợp đồng được ký kết, HSBC Insurance sẽ triển khai những kế hoạch hỗ trợ về nhân lực, công nghệ và chuyển giao năng lực quản trị cho Bảo Việt “Chúng tôi dự kiến, đến năm 2009, lợi nhuận từ Bảo Việt sẽ chiếm 20% tổng lợi nhuận của HSBC” - ông nói. Còn theo ông Bình, Bảo Việt có nhiều công ty như chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, ngân hàng, bất động sản,...
Tất cả những lĩnh vực này trong thời gian tới sẽ được tận dụng tối đa trong việc liên kết, sử dụng chéo dịch vụ của nhau, đưa ra các tiện ích để phục vụ khách hàng như: bảo hiểm phi nhân thọ với nhân thọ; bảo hiểm với ngân hàng; bảo hiểm, ngân hàng với chứng khoán và quỹ để cùng nhau khai thác tốt nhất khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm.  Theo điều khoản hợp đồng, HSBC Insurance cam kết giữ cổ phần Bảo Việt tối thiểu là 5 năm. Dù mới mua 10% cổ phần của Bảo Việt nhưng trong thời gian này, HSBC Insurance sẽ có quyền mua thêm 8% nữa theo giá thị trường vào thời điểm đó.
Được biết khoảng giữa tháng 10 năm nay, Bảo Việt sẽ họp đại hội cổ đông và xúc tiến việc niêm yết vào cuối năm nay, hoàn tất việc áp dụng mô hình quản trị DN theo thông lệ quốc tế để niêm yết trên thị trường quốc tế.
   - Cơ cấu vốn hiện tại của Bảo Việt được xác định như sau: vốn điều lệ  hơn 5.730 tỷ đồng. Trong đó, ngoài hai đối tác trên, Nhà nước nắm 444,3 triệu cổ phần, tương ứng 77,54%; bán ưu đãi cho người lao động trong DN hơn 4,6 triệu cổ phần, chiếm 0,81%; bán cho đại lý bảo hiểm nhân thọ chuyên nghiệp 700.930 cổ phần, bằng 0,12%; bán đấu giá công khai 45.701.214 cổ phần, bằng 7,97% vốn điều lệ.
   - Có 26 đối tác nước ngoài nộp hồ sơ tham gia đấu thầu cổ đông chiến lược của Bảo Việt, trải qua 4 vòng tuyển chọn mới chọn được HSBC Insurance.