Danh ngôn:

"HỌC MÀ CHƯA THẤY VUI THÌ CHƯA GỌI LÀ HỌC" (Tư Mã Quang)







9.25.2011

Thị trường bảo hiểm Việt Nam - Nữa đầu 2011

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
Thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 17.362 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 10.123 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 7.239 tỷ đồng, tăng 15,93% so với cùng kỳ năm 2010.
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc ước đạt 10.123 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010. Cụ thể:
* Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo doanh nghiệp:
25/29 Doanh nghiệp Bảo hiểm tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm gốc so với cùng kỳ năm 2010. 3/29 Doanh nghiệp Bảo hiểm giảm doanh thu bảo hiểm gốc, bao gồm Phú Hưng (giảm 67%), QBE (giảm 23%) và Bảo Long (giảm 9%). Cathay mới đi vào hoạt động, đạt doanh thu 2,3 tỷ đồng.
Các Doanh nghiệp Bảo hiểm dẫn đầu thị trường về quy mô doanh thu là: PVI ước đạt 2.527 tỷ đồng, chiếm 25% thị phần, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2010; Bảo Việt ước đạt 2.252 tỷ đồng, chiếm 22% thị phần, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2010; Bảo Minh ước đạt 1.192 tỷ đồng, chiếm 12% thị phần, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010.
Các Doanh nghiệp Bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng doanh thu gồm: GMIC ước đạt 74,29 tỷ đồng, tăng trưởng 285% so với cùng kỳ năm 2010; Groupama ước đạt 21,7 tỷ đồng, tăng 195% so với cùng kỳ năm 2010; Liberty ước đạt 177,38 tỷ đồng, tăng  79% so với cùng kỳ năm 2010 và Fubon ước đạt 45,42% tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2010.
Các Doanh nghiệp Bảo hiểm khác có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc 6 tháng đầu năm 2010 từ 40% đến 75% gồm: Hùng Vương đạt 24,14 tỷ đồng (tăng 73%), Samsung Vina đạt 169,22 tỷ đồng (tăng 66%); PTI đạt 414,3 tỷ đồng (tăng 48%) và Chartis đạt 123,7 tỷ đồng (tăng 40%).
* Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ bảo hiểm:
Trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc 6 tháng đầu năm 2011, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỉ trọng lớn nhất (31%) với doanh thu phí bảo hiểm đạt 3.102 tỷ đồng. Trong đó, các Doanh nghiệp Bảo hiểm có doanh thu cao gồm: Bảo Việt (769 tỷ đồng), PJICO (477 tỷ đồng), Bảo Minh (346 tỷ đồng) và PVI (330 tỷ đồng).
Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại đứng thứ hai về tỷ trọng (chiếm 27%) với doanh thu phí đạt 2.708 tỷ đồng, trong đó PVI đứng đầu với doanh thu 1.525 tỷ đồng, tiếp theo là Bảo Việt (279 tỷ đồng) và Bảo Minh (133 tỷ đồng).
Đứng thứ ba về tỷ trọng là nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người với doanh thu ước đạt 1.281 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 13% (cùng kỳ năm trước, vị trí tứ ba về tỷ trọng thuộc về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu).
Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu đứng thứ tư với doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 1.116 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 11%.
Các nghiệp vụ có doanh thu tương đối cao là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (786 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 7,8%) và bảo hiểm cháy nổ (536 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 5,3%).
Bảo hiểm nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (0,1%) với doanh thu 5,8 tỷ đồng. Năm Doanh nghiệp Bảo hiểm triển khai bảo hiểm nông nghiệp, gồm Bảo Việt (doanh thu đạt 2,7 tỷ đồng), MIC (doanh thu đạt 2,7 tỉ đồng), VASS (Doanh thu đạt 0,2 tỉ đồng), Bảo Minh (doanh thu đạt 0,09 tỉ đồng) và GIC (0,04 tỉ đồng). Trong 6 tháng đầu năm 2011, Groupama không triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.
Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong 6 tháng đầu năm 2011 ước tính là 3.246 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc giảm 32% so với cùng kỳ năm 2010 (34%).
Các Doanh nghiệp Bảo hiểm có tỉ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc trên 40% là ABIC (86%), Phú Hưng (70%), Liberty (56%), Bảo Long (55%), BIC (48%), UIC (46%), Bảo Việt (46%) và PJICo (40%).
Các Doanh nghiệp Bảo hiểm có tỉ lệ thực bồi thường gốc thấp như PTI (10%), QBE (10%), Groupama (11%), Cathay (0,8%) do mới đi vào hoạt động.
Xét theo cơ cấu nghiệp vụ, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không có tỷ lệ thực bồi thường gốc cao nhất (50%), trong đó Bảo Việt là doanh nghiệp có tỉ lệ thực bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng không cao nhất (109%).
Đứng thứ hai là nghiệp vụ sức khỏe và tai nạn con người có tỉ lệ thực bồi thường gốc 44%, trong đó các Doanh nghiệp Bảo hiểm có tỉ lệ thực bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người cao gồm: Fubon (187%), Cathay (97%), Bảo Long (70%), PJICO (58%), Bảo Việt (54%), AAA  và VNI (51%), Bảo Minh (48%).
Đứng thứ ba là bảo hiểm xe cơ giới với tỉ lệ thực bồi thường gốc 43%, chủ yếu là giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe. Các Doanh nghiệp Bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao ở nghiệp vụ này gồm: Phú Hưng (231%), ABIC (126%), Chartis (73%), Liberty (66%), Groupama (59%), Bảo Long và MIC (55%), Fubon (53%), Bảo Ngân (51%).
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu có tỉ lệ thực bồi thường 37%, bảo hiểm cháy nổ có tỷ lệ bồi thường là 29%.
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác có tỷ lệ thực bồi thường thấp là bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (2%), bảo hiểm trách nhiệm chung (5%) và bảo hiểm nông nghiệp (10%). 
BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 7.239 tỷ đồng, tăng 15,93% so với cùng kỳ năm 2010.
* Khai thác mới: số lượng hợp đồng chính thức trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 368.919 hợp đồng, tăng 4,29%, tổng doanh thu khai thác mới (gồm cả hợp đồng chính và hợp đồng bổ trợ) ước đạt 1.961 tỉ đồng, tăng 27,8% so với 6 tháng đầu năm 2010. Phí bảo hiểm bình quân đạt 4,9 triệu đồng/hợp đồng chính, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Sản phẩm bảo hiểm: 6 tháng đầu năm 2011, sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư (trong đó chủ yếu là hợp đồng bảo hiểm liên kết chung) vẫn tiếp tục dẫn đầu trong tỷ trọng khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm, chiếm 30,1% số lượng hợp đồng khai thác mới, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu khai thác mới ước đạt 738 tỷ đồng, tăng 33,17% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư ước đạt 1.653 tỷ đồng, chiếm 23,68% tổng doanh thu toàn thị trường.
Sáu tháng đầu năm 2011, bên cạnh sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm còn tập trung vào khai thác sản phẩm tử kỳ với 108.194 hợp đồng khai thác mới, chiếm 29% số lượng hợp đồng khai thác mới.
* Cơ cấu thị phần doanh thu phí: về doanh thu khai thác mới, Prudential và BVNT duy trì thị phần dẫn đầu là 28,3% và 24,5%; về tổng doanh thu phí bảo hiểm, hai DN này chiếm lần lượt là 37,6% và 29,7%. Về khai thác mới, Manulife, ACE, Dai-ichi, AIA có thị phần từ 7,9% đến 12,6%. Prevoir và các doanh nghiệp mới thành lập chiếm thị phần không đáng kể.
* Chi trả quyền lợi bảo hiểm: Tổng số quyền lợi bảo hiểm chi trả ước khoảng 2.646 tỷ đồng, trong đó trả tiền bảo hiểm gốc là 2.089 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2010) và trả giá trị hoàn lại (do hủy hợp đồng) là 929 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2010).
* Hoạt động đầu tư: Tổng số tiền bảo hiểm đầu tư đạt khoảng 59.301 tỷ đồng tăng 8,95 so với cùng kỳ năm  2010. Doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư ước đạt 3.201 tỷ đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ năm 2010. Cơ cấu đầu tư doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mang tính an toàn với 60% đầu tư vào trái phiếu chính phủ và 15% đầu tư vào tiền gửi ngân hàng. Các hạng mục đầu tư rủi ro cao như cổ phiếu, góp vốn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 8% tổng tài sản đầu tư.
* Tổng tài sản: Tổng tài  sản của các DNBH nhân thọ 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 68.130 tỷ đồng. tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2010. Năng lực tài chính của các DNBH vững mạnh, đáp ứng tốt các nghĩa vụ của mình. Biên khả năng thanh toán đều cao hơn nhiều so với biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Nguồn:  Tổng quan thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2011 (Theo Thống kê của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính), truy cập tại http://www.avi.org.vn/News/Item/1312/202/vi-VN/Default.aspx, ngày 28/7/2011