Danh ngôn:

"HỌC MÀ CHƯA THẤY VUI THÌ CHƯA GỌI LÀ HỌC" (Tư Mã Quang)







9.24.2011

NLTHBH: Đề cương chương 3

MODULE 3
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA BẢO HIỂM
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3
Nghiên cứu xong chương này, sinh viên có thể:
1.      Hiểu rõ khái niệm bảo hiểm và các khái niệm có liên quan (đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm): từ định nghĩa, nguồn gốc, vai trò, tác dụng. Từ đó có thể phân biệt bảo hiểm với các hình thức xử lý rủi ro khác.
2.      Hiểu rõ những đặc trưng của một rủi ro có thể bảo hiểm.
3.      Hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm: số đông, trung thực, quyền lợi có thể bảo hiểm, bồi thường – thế quyền, nguyên tắc khoán, kỹ thuật phân bổ/ dồn tích,…Từ đó hiểu được các khái niệm có liên quan: đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, bảo hiểm trên giá, bảo hiểm dưới giá, bảo hiểm trùng,….
4.      Nắm rõ môi trường pháp lý cho hoạt  động kinh doanh bảo hiểm.
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT
MỤC
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
3.1. Bản Chất Của Bảo Hiểm
3.1.1. Phân Tích Các Định Nghĩa Khác Nhau Về Bảo Hiểm
3.1.3. Bản Chất Của Bảo Hiểm
1.  Bảo hiểm là gì? Hãy phân tích sự cần thiết của bảo hiểm đối với nền kinh tế xã hội.
2. Hãy phân tích bản chất của bảo hiểm. Từ đó, hãy lý giải vì sao bảo hiểm chỉ mới phát triển một vài năm gần đây ở nước ta?
3.  Hãy trình bày vai trò, chức năng, tác dụng của bảo hiểm trong nền kinh tế xã hội.
4. Vì sao các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm được coi là một định chế tài chánh trung gian?
5. Phân loại bảo hiểm thương mại? Nói rõ ý nghĩa của từng cách phân loại?
6. Giải thích lý do bắt buộc của một số loại hình bảo hiểm? Các hoạt động nào thường bị bắt buộc mua bảo hiểm ? Xu hướng phát triển của các loại Bảo hiểm bắt buộc? Liên hệ chế độ bảo hiểm bắt buộc trong hệ thống Bảo hiểm thương mại ở nước ta hiện nay?
7. Trình bày và phân tích những điều kiện để 1 rủi ro có thể bảo hiểm.
8.Thế nào là quyền lợi có thể bảo hiểm?
9. Hãy trình bày và phân tích các nguyên tắc hoạt động cơ bản của bảo hiểm? Của bảo hiểm phi nhân thọ? Của bảo hiểm nhân thọ?
10.Hãy trình bày khái quát về Đồng bảo hiểm.
11.Hãy trình bày khái quát về Tái bảo hiểm? Phân biệt sự khác nhau giữa hai hình thức đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Các phương thức chính của tái bảo hiểm?
12. Mục đích của kiểm tra nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm? Nguyên tắc và Nội dung kiểm tra nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
13. Vì sao cần thiết phải của chế định pháp lý riêng biệt đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm? Những mối quan hệ nào trong hoạt động bảo hiểm là đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp lý đó
3.2. Sự Cần Thiết Của Bảo Hiểm Đối Với Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội
3.2.1. Nguồn Gốc Của Rủi Ro
3.2.2. Tính Ưu Việt Của Bảo Hiểm Trong Việc Xử Lý Rủi Ro
3.3. Vai Trò - Tác Dụng Của Bảo Hiểm Đối Với Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội
3.3.1. Công Cụ An Toàn Và Dự Phòng
3.3.2. Định Chế Tài Chính Trung Gian
3.4. Phân Loại Bảo Hiểm
3.4.1. Phân Loại Bảo Hiểm Nói Chung
3.4.1.1. Bảo Hiểm Xã Hội
3.4.1.2. Bảo Hiểm Thương Mại
3.4.2. Phân Loại Bảo Hiểm Thương Mại
3.4.2.1. Căn Cứ Vào Đối Tượng Bảo Hiểm: Bảo Hiểm Tài Sản, Bảo Hiểm Con Người, Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự
3.4.2.2. Căn Cứ Vào Kỹ Thuật Bảo Hiểm: Kỹ Thuật Phân Chia, Kỹ Thuật Dồn Tích
3.4.2.3. Căn Cứ Vào Nguyên Tắc Chi Trả: Nguyen Tắc Bồi Thường, Nguyên Tắc Khoán
3.4.2.4. Căn Cứ Vào Phương Thức Quản Lý: Bảo Hiểm Tự Nguyện, Bảo Hiểm Bắt Buộc
3.4.2.5. Căn Cứ Vào Văn Bản Pháp Quy Hiện Hành (Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Việt Nam)
3.5. Rủi Ro Có Thể Bảo Hiểm
3.5.1. Các Điều Kiện Về Mặt Kỹ Thuật
3.5.2. Các Điều Kiện Về Mặt Tài Chính
3.5.3. Các Điều Kiện Về Mặt Pháp Lý
3.5.4. Mô Hình Tam Giác Heinrich
3.6. Nguyên Tắc Hoạt Động Của Bảo Hiểm
3.6.1. Các Nguyên Tắc Hoạt Động Cơ Bản Của Bảo Hiểm
3.6.1.1. Nguyên Tắc Số Đông
3.6.1.2. Nguyên Tắc Trung Thực
3.6.2.3. Quyền Lợi Có Thể Bảo Hiểm
3.6.2. Các Nguyên Tắc Hoạt Động Của Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ
3.6.2.1. Kỹ Thuật Phân Chia
3.6.2.2. Nguyên Tắc Bồi Thường
3.6.2.3. Nguyên Tắc Thế Quyền Và Cầu Hoàn
3.6.3. Các Nguyên Tắc Hoạt Động Của Bảo Hiểm Nhân Thọ:
3.6.3.1. Kỹ Thuật Dồn Tích
3.6.3.2. Nguyên Tắc Khoán
3.6.4. Các Nguyên Tắc Hoạt Động Của Đồng Bảo Hiểm Và Tái Bảo Hiểm
3.6.4.1. Đồng Bảo Hiểm
3.6.4.2. Tái Bảo Hiểm
3.7. Khung Pháp Lý Cho Hoạt Động Bảo Hiểm
3.7.1. Các Nguyên Tắc Chung:
3.7.1.1. Sự Cần Thiết Của Kiểm Tra Nhà Nước, Các Nguyên Tắc Kiểm Tra Và Nội Dung Kiểm Tra Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Bảo Hiểm
3.7.1.2. Sự Cần Thiết Của Các Chế Định Pháp Lý Riêng Biệt Đối Với Hoạt Động Bảo Hiểm
3.7.2. Khung Pháp Lý Cho Hoạt Động Bảo Hiểm ở Việt Nam
3.7.2.1. Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Bảo Hiểm Hiện Hành
3.7.2.2. Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Bảo Hiểm
14.  Trình bày và đánh giá khung pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay ở Việt nam?
MODULE 3 – CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Trước tiên, thời gian tự nghiên cứu, mỗi cá nhân hãy đọc kỹ các bài đọc trong phần tài liệu cơ sở:
Sau đó, chia thành nhóm từ 5-7 người, thảo luận làm rõ các vấn đề sau:
1.      Hãy phân biệt bảo hiểm với cứu trợ, tiết kiệm, cá cược;
2.      Hãy bình luận nhận định sau: “Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển của ngành Bảo hiểm”;
3.      Hãy phân biệt Bảo hiểm thương mại và Bảo hiểm xã hội;
4.      Hãy phân biệt Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ;
5.      Tại sao người ta nói Bảo hiểm không chỉ hoán chuyển rủi ro mà còn giảm thiểu rủi ro?
6.      Hãy phân tích Quyền lợi có thể bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm.
7.      Phân tích các yếu tố cấu thành môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
8.      Hãy phân tích mối quan hệ tương tác giữa bảo hiểm thương mại và ngân hàng thương mại.
MODULE 3 – NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 1
Hãy đọc kỹ bài báo “Tìm vốn qua cho thuê tài chính” (http://vneconomy.vn/66750P0C6/tim-von-qua-cho-thue-tai-chinh.htm) và trả lời những câu hỏi sau:
1.      Ai là người có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với tài sản cho thuê tài chính: Công ty cho thuê tài chính hay Khách hàng thuê tài chính? Tại sao?
2.      Hiện nay, một số công ty vận tải hành khách sử dụng dịch vụ thuê tài chính để đổi mới đoàn xe của mình. Khi giao dịch với công ty đại lý của các hãng xe hơi, ngoài việc thanh toán tiền mua xe (đa phần hoặc toàn phần bằng vốn thuê tài chính), khách hàng thuê tài chính còn phải trả phí bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm xe cợ giới. Điều này có hợp lý hay không? Tại sao có/ tại sao không?
MODULE 3 – NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 2
YÊU CẦU
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1.      Những giải pháp nói trên là nhằm tác động vào yếu tố cấu thành nào của môi trường pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
2.      Các giải pháp đó có hợp lý và đầy đủ để hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chưa? Tại sao và cần phải có thêm những giải pháp nào khác?
3.      Ngoài giải pháp đối với môi trường pháp lý, những giải pháp đồng bộ nào cần thực hiện để tác động vào các môi trường khác nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững?
CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN
Bảo hiểm
"Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít" (Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994);
"Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê" (Monique  Gaultier,  Généralité  sur l'assurance,  Projet  d'assur, L'école supérieur des  Finances et de  la Comptabilité de Hanoi - FFSA, Hanoi-1994);
"Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được" (Nguyễn Phong,  bài  giảng  bảo  hiểm tại Đại học Tài chính, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam-BAOVIET/HCM-1988, p. 14);
"Bảo hiểm là một hoạt động qua  đó  một  cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê" (Monique  Gaultier).
Đồng bảo hiểm
“Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng một rủi ro giữa nhiều người bảo hiểm với nhau” (Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý thực hành bảo hiểm, NXB Tài chính – 2007)
Tái bảo hiểm
“Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.” (Luật Kinh doanh bảo hiểm – 2000)
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó môt tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo. Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm”. (Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý thực hành bảo hiểm, NXB Tài chính – 2007)
Bảo hiểm trên giá
“Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.” (Luật Kinh doanh bảo hiểm – 2000)
Bảo hiểm dưới giá
“Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.” (Luật Kinh doanh bảo hiểm – 2000)
Bảo hiểm trùng
Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm” (Luật Kinh doanh bảo hiểm – 2000)
Quyền lợi có thể bảo hiểm
“Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.(Luật Kinh doanh bảo hiểm – 2000);
Nguyên tắc bồi thường
Theo nguyên tắc này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã phải gánh chịu. Các loại bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung là bảo hiểm thiệt hại). (Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý thực hành bảo hiểm, NXB Tài chính – 2007)
Thế quyền (trong bảo hiểm tài sản)
“Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.” (Luật Kinh doanh bảo hiểm – 2000)
Nguyên tắc khoán
Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thỏa thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí. Đây chính là các loại bảo hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật. (Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý thực hành bảo hiểm, NXB Tài chính – 2007)