Danh ngôn:

"HỌC MÀ CHƯA THẤY VUI THÌ CHƯA GỌI LÀ HỌC" (Tư Mã Quang)







9.24.2011

NLTHBH: Đề cương chương 2

MODULE 2
RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
Học xong chương này, sinh viên có thể:
1.      Hiểu rõ các khái niệm căn bản: rủi ro, nguy cơ, hiểm họa, tổn thất, quản trị rủi ro, giá phí toàn bộ của rủi ro;
2.      Hiểu rõ nội dung của các phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ và tổn thất;
3.      Nắm vững lịch sử ra đời, chức năng và phạm vi hoạt động của quản trị rủi ro.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MỤC
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1. Các Thuật Ngữ Dẫn Nhập Bảo Hiểm
2.1.1. Tổn Thất           
2.1.2. Rủi Ro
2.1.3. Hiểm Họa         
2.1.4. Nguy Cơ
1        Rủi ro là gì? Hãy phân loại rủi ro và cho ví dụ minh họa.
2        Hãy trình bày Nguồn gốc và Nguyên nhân của rủi ro.
3        Mức độ rủi ro là gì? Trình bày mối quan hệ tương quan giữa số lượng rủi ro xem xét và mức độ rủi ro.
4        Khả năng tổn thất: khái niệm, ý nghĩa?
5        Khái niệm tổn thất trong bảo hiểm? Phân loại tổn thất và liên hệ khả năng có thể được đảm bảo bởi bảo hiểm. Cho ví dụ minh họa.
6        Nguy cơ là gì? Phân loại nguy cơ. Cho ví dụ để phân biệt giữa nguy cơ với rủi ro. Thế nào là giảm thiểu nguy cơ?
7        Hãy trình bày các phương thức xử lý đối rủi ro, nguy cơ và tổn that.
8        Thế nào là Giảm thiểu nguy cơ? Thế nào là giảm thiểu tổn thất? Mối quan hệ giữa giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu tổn thất? Hãy cho ví dụ minh họa.
9        Trong những trường hợp nào người ta chấp nhận gánh chịu rủi ro? Hãy cho ví dụ minh họa cho từng trường hợp.
2.2. Các Phương Thức Xử Lý Rủi Ro
2.2.1. Tránh Né Rủi Ro
2.2.2. Chấp Nhận Rủi Ro
2.2.3. Hoán Chuyển Rủi Ro
2.2.4. Giảm Thiểu Rủi Ro
2.2.5. Giảm Thiểu Nguy Cơ - Giảm Thiểu Tổn Thất
2.3. Quản Trị Rủi Ro
2.3.1. Khái Niệm Quản Trị Rủi Ro
2.3.2. Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Quản Trị Rủi Ro
2.3.3. Các Phương Pháp Nhận Dạng, Đánh Giá, Lập Kế Hoạch Xử Lý Rủi Ro
10    Quản trị rủi ro là gì? Lịch sử ra đời và phát triển của chức năng quản trị rủi ro?
MODULE 2 CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Trước tiên, mỗi cá nhân hãy đọc kỹ các bài đọc giáo khoa và bài đọc thêm
Sau đó, chia thành nhóm từ 5-7 người, thảo luận làm rõ các vấn đề sau:
1.      Hãy phân biệt “rủi ro” với “hiểm họa”.
2.      Hãy phân biệt “rủi ro” với “nguy cơ”.
3.      Hãy phân biệt “mức độ tổn thất” và “mức độ rủi ro”.
4.      Hãy so sánh “giảm thiểu nguy cơ” và “giảm thiểu tổn thất”.
5.      Hãy so sánh “tránh né rủi ro” và “hoán chuyển rủi ro”.
6.      Hãy so sánh “bảo hiểm” với “hedging”, “bảo hiểm” với “cho thầu”.
MODULE 2TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU
Hãy nhận dạng, đánh giá và đề xuất giải pháp xử lý các rủi ro thuần của công ty X sau đây:
Công ty X là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, các hoạt động của công ty gồm có:
  • ­  Vận tải hành khách công cộng;
  • ­  Garage sửa chữa xe hơi;
  • ­  Kinh doanh xăng dầu;
  • ­  Hệ thống auto-stop trên đường quốc lộ, liên tỉnh.
CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN
Rủi ro (Risk)
  • Rủi ro là khả năng xảy ra sự cố không may;
  • Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn tổn thất;
  • Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất.
Hiểm họa (Peril): Hiểm họa là một rủi ro khái quát, một nhóm các rủi ro cùng loại và có liên quan.
Nguy cơ (Hazard):
  •      Nguy cơ là những điều kiện phối hợp, tác động làm tăng khả năng tổn thất;
  •      Những nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến hậu quả được coi là những nguy cơ. Bản than nguy cơ không phải là nguyên nhân của tổn thất song chúng có thể làm tăng ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra.
Tổn thất (Loss/Average): Tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng).
Quản trị rủi ro (Risk Management)
-   Quản trị rủi ro là một môn học về việc chấp nhận cuộc sống với khả năng các biến cố trong tương lai có thể nguy hiểm;
-   Quản trị rủi ro nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, trong điều kiện giá phí hợp lý nhất, chống laị những tổn thất có thể tác haị đến quá trình hoạt động của một  doanh nghiệp;
-   Quản trị rủi ro là việc quản lý giá phí toàn bộ của các rủi ro có thể bảo hiểm hay không trong một doanh nghiệp.
Những công việc thuộc về chức năng “quản trị rủi ro”:
  • Nhận dạng các rủi ro có thể có đe dọa “tài sản”;
  • Thu thập dữ liệu, xử lý thông tin nhằm đo lường, đánh giá những rủi ro đó;
  • Đưa ra giải pháp xử lỳ rủi ro không chỉ bằng việc hoán chuyển cho nhà bảo hiểm thương mại mà còn bằng một hệ thống các kỹ thuật xử lý đồng bộ khác.