Danh ngôn:

"HỌC MÀ CHƯA THẤY VUI THÌ CHƯA GỌI LÀ HỌC" (Tư Mã Quang)







9.24.2011

NLTHBH: Đề cương chương 1

MODULE 1
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
Học xong chương này, sinh viên có thể:
1.    Biết được lịch sử hình thành và phát triển hoạt động bảo hiểm trên thế giới và ở Việt Nam;
2.    Hiểu các các khái niệm cơ bản như: hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm;
3.    Nắm vững các yếu tố cấu thành thị trường bảo hiểm: cung – cầu – trung gian – sản phẩm bảo hiểm. Từ đó, có thể nhận dạng được thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam;
4.    Biết dùng mô hình 5-forces (Micheal Porter) để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thị trường bảo hiểm Việt Nam;
5.    Biết dùng mô hình PETS + N để phân tích môi trường vĩ mô của ngành bảo hiểm thương mại, từ đó, có thể dự báo cơ hội và thách thức của thị trường trong tương lai;
6.    Biết sử dụng ma trận SWOT để tìm giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm.
NỘI DUNG CHI TIẾT
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm thương mại
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm thương mại trên thế giới
1.1.1.1. Ý niệm bảo hiểm
1.1.1.2. Sự ra đời của hoạt động bảo hiểm
1.1.1.3. Sự ra đời và phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm thương mại ở Việt Nam
1.1.2.1. Thời kỳ trước năm 1954
1.1.2.2. Thời kỳ 1954 – 1975
1.1.2.3. Thời kỳ 1975 - hiện nay
1. Hãy trình bày lịch sử ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới.
2. Hãy trình bày đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam




1.2. Các nhân tố cấu thành thị trường bảo hiểm
1.2.1. Cung của dịch vụ bảo hiểm
1.2.1.1 Chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm
1.2.1.2. Các dịch vụ
1.2.1.3. Dự báo các xu hướng phát triển
1.2.2. Cầu dịch vụ bảo hiểm
3. Định nghĩa thị trường bảo hiểm. Trình bày những nhân tố cấu thành thị trường bảo hiểm


1.3. Môi trường ngành bảo hiểm
1.3.1. Môi trường vĩ mô
1.3.1.1. Môi trường pháp lý
1.3.1.2. Môi trường kinh tế
1.3.1.3. Môi trường xã hội
1.3.1.4. Môi trường xã hội
1.3.1.5. Môi trường tự nhiên
1.3.2. Môi trường vi mô
1.3.2.1. Khách hàng
1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế
1.3.2.3. Nhà cung ứng
4. Hãy phân tích môi trường vĩ mô và vi mô của ngành bảo hiểm thương mại.




MODULE 1 – CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Trước tiên, mỗi cá nhân hãy đọc kỹ giáo khoa và các bài đọc thêm:
Sau đó, chia thành nhóm từ 5-7 người, thảo luận làm rõ các vấn đề sau:
1.      1. Nhận dạng yếu tố cấu thành thị trường bảo hiểm
2.      2. Phân tích môi trường ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam (phân tích PETS và mô hình 5-forces);
3.     
MODULE 1 – TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá, dự báo và đề xuất giải pháp thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam (Phân tích SWOT).

CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN
  • Kinh doanh bảo hiểm: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  • Kinh doanh tái bảo hiểm: Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
  • Hoạt động đại lý bảo hiểm: Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Hoạt động môi giới bảo hiểm: Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
  • Bên mua bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
  • Người được bảo hiểm: Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
  • Người thụ hưởng: Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
  • Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Sự kiện bảo hiểm: Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
(Nguồn: Luật Kinh doanh bảo hiểm - 2000)

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MLCHAEL E. PORTER


PHÂN TÍCH PEST+N MÔI TRƯỜNG NGÀNH BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

Môi trường pháp lý: Nền kinh tế nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng ở bất kỳ quốc gia nào cũng được vận hành dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ơû đại đa số các quốc gia, được điều hành bởi nhà nước pháp quyền, sự kiểm tra của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm được tiến hành trong khuôn khổ lập pháp và lập quy chính xác. Ở đó một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm sẽ được hình thành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đảm bảo cho thị trường bảo hiểm được vận hành một cách tốt đẹp. Thực chất những quy định của khung pháp lý là sự cụ thể hóa chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, chính sách an sinh xã hội và chính sách thuế của nhà nước luôn được xem là có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Chẳng hạn nếu các đảm bảo an sinh xã hội ở mức cao thì nhu cầu đảm bảo cho rủi ro con người ở bảo hiểm thương mại sẽ giảm đi. Chính sách thuế sẽ khuyến khích hay không khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo hiểm ở một lĩnh vực bảo hiểm nào đó.
Chính sách mở cửa hay chính sách bảo hộ thương mại nội địa cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của thị trường. Nếu mậu dịch quốc tế được khuyến khích, môi trường thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhu cầu của thị trường bảo hiểm sẽ gia tăng không chỉ xuất phát từ các chủ thể trong nước. Ngược lại, chính sách bảo hộ thậm chí dẫn đến độc quyền trong việc kinh doanh bảo hiểm không chỉ ngăn cản sự tham gia vào thị trường của đa dạng các thành phần kinh tế mà còn làm cho nhu cầu lẫn quyền lợi của người tiêu dùng bảo hiểm bị giảm sút.
Cơ chế quản lý kinh tế được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường. Trong nền kinh tế bao cấp, phần lớn nhu cầu được bảo vệ được đáp ứng bởi ngân sách nhà nước, các định chế tập thể hay được thực hiện theo cách quyên góp cứu trợ thì “lãnh địa” của bảo hiểm thương mại bị thu hẹp đáng kể. Ngược lại, chính sách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường sẽ làm đa dạng hóa yếu tố cung và cầu của thị trường, tạo ra động lực cạnh tranh phát triển nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu không được quản lý chặt chẽ và toàn diện.
Môi trường pháp lý càng hoàn thiện sẽ càng tạo điều kiện đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích của bên mua bảo hiểm. Các biện pháp tăng cường pháp chế được thực hiện tốt sẽ nâng cao ý thức của người dân về bảo hiểm, nhất là những loại hình bảo hiểm mang tính chất bắt buộc.


Môi trường kinh tế: Vì sao các quốc gia giàu có và phát triển thì bảo hiểm thương mại lại phát triển ở đó? Đó là vì ở các quốc gia này có sự tích lũy rất lớn về của cải cần được bảo hiểm (gia sản lớn, các khoản đầu tư quan trọng, những nguồn thu nhập cao…) và trình độ nhận thức của người dân ở mức cao. Nếu nơi trú ngụ của bạn là một túp lều, trong trường hợp bị mất đi thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều, và bạn có thể có được sự giúp đỡ từ những người khác, nhưng sẽ thế nào nếu đó là một tòa biệt thự và đó là tất cả những gì bạn có?
Chỉ có của cải và nguồn thu nhập phải bảo hiểm là chưa đủ, người ta cần có một khoản tiền trích ra từ thu nhập để trả cho phí bảo hiểm. Không phải ai cũng có đủ khả năng thanh toán phí bảo hiểm để đổi lấy sự yên tâm. Nhưng không vì lẽ đó mà chỉ có những người có khả năng trả phí mới được bảo hiểm. Bảo hiểm là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế nên điều quan trọng là tìm ra những biện pháp để phát triển bảo hiểm ngay cả ở những nơi mà nguồn thu nhập của người dân không đảm bảo cho sự thành công vững chắc của bảo hiểm.
Quy mô và cơ cấu các ngành của nền kinh tế một quốc gia có ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm không hề nhỏ chút nào. Những quốc gia có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn thì thị trường kém phát triển hơn những quốc gia có ngành sản xuất và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Lạm phát là kẻ thù của các nhà bảo hiểm. Đặc trưng của bảo hiểm là nhận phí trước và chi trả, bồi thường sau. Đối với các hợp đồng dài hạn thì ảnh hưởng này dễ thấy trong khi đó, đối với các hợp đồng ngắn hạn thì điều này ít thấy hơn, tuy nhiên những trường hợp mà việc giải quyết quyền lợi được thực hiện một thời gian rất lâu sau ngày khiếu nại thì ảnh hưởng của lạm phát là đáng kể. Lạm phát vừa ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của cải của các tổ chức bảo hiểm, vừa tác động gián tiếp qua sức mua của bên mua bảo hiểm. Tâm lý định giá cao các khoản phí bỏ ra ở hiện tại và định giá thấp các khoản thu nhập trong tương lai tạo ra một “lực cản” khi ra quyết định mua bảo hiểm.
Sự hình thành và phát triển của cung, cầu bảo hiểm cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi độ nhạy cảm tài chính. Sự biến động của lãi suất tiền gửi, sự ổn định hay bất ổn của thị trường chứng khoán…., cũng có thể làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng – tiết kiệm – đầu tư, danh mục đầu tư làm thay đổi lượng cầu dịch vụ bảo hiểm (đặc biệt bảo hiểm nhân thọ). Nó cũng là động lực buộc các nhà bảo hiểm nghiên cứu thiết kế và triển khai trên thị trường bảo hiểm những sản phẩm bảo hiểm hiện đại (bảo hiểm liên kết đầu tư, các dịch vụ hedging cho rủi ro của nhà đầu tư, chứng khoán hóa các quỹ bảo hiểm) nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường, đồng thời, cũng là động thái cạnh tranh với các sản phẩm phái sinh của các định chế khác tung ra trên thị trường tài chính tiền tệ.
Môi trường xã hội
Dân số: Dân số là một yếu tố xã hội nhưng lại là yếu tố đảm bảo cho cơ sở kỹ thuật của kinh doanh bảo hiểm. Còn nhớ ở chương 3 của quyển sách này, chúng tôi đã đề cập đến luật số lớn và đã lý giải vì sao nhà bảo hiểm có thể hình thành và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm dựa trên một đám đông đủ lớn những người tham gia bảo hiểm. Số dân, tuổi thọ trung bình, kết cấu dân số, trình độ dân trí cũng có tác động làm thay đổi tổng cung – cầu trên thị trường bảo hiểm.
Những thị trường còn rất sơ khai như Việt nam, Trung quốc nhưng được xem là rất tiềm năng ít nhiều được hấp dẫn bởi quy mô dân số, tỷ lệ dân số hoạt động cao.
Văn hóa, tôn giáo: Mặc dù đời sống kinh tế xã hội đang diễn ra xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, sự đồng nhất ngày càng cao giữa các nền kinh tế nhưng điều này lại càng làm rõ hơn sự khác biệt văn hóa của các cộng đồng độc lập. Niềm tin, sự tín ngưỡng, tập quán, lối sống ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến nhu cầu đảm bảo bảo hiểm của công chúng cũng như  ảnh hưởng đến cách thức mà các tổ chức bảo hiểm triển khai sản phẩm của mình ra thị trường.
Môi trường công nghệ: Mức độ phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi tập quán tiêu dùng (nội dung lẫn cách thức giao dịch), thay đổi hệ thống phân phối dịch vụ bảo hiểm của các nhà bảo hiểm. Chẳng hạn hệ thống ATM đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc thanh toán phí bảo hiểm định kỳ nhưng ngược lại có thể đe dọa hệ thống phân phối sản phẩm truyền thống.
Công nghệ số phát triển giúp ích nhiều cho các nhà bảo hiểm trong công tác quản lý và điều hành hoạt động. Sự phức tạp trong việc đáp ứng yêu cầu dàn trải về không gian và thời gian đã trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ các chương trình quản lý, các thiết bị hỗ trợ và các đường truyền tốc độ cao.
Môi trường tự nhiên: Thống kê kinh tế bảo hiểm trên toàn cầu cho thấy hằng năm con người phải gánh chịu hậ quả của nhiều sự cố thảm họa, trong đó các sự cố thảm họa thiên nhiên chiếm một tỷ trọng lớn nếu xét về mức độ tổn thất. Dù tiến bộ của khoa học kỹ thuật  có đạt ở trình độ cao, các  quốc gia có nền đại công nghiệp không những không thể triệt tiêu được các rủi ro từ nhiên mà ngược lại khối lượng tài sản khổng lồ luôn bị đe dọa và cần có giải pháp chống đỡ đối với những hiểm họa loại này. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, bất lợi có thể có tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đối với cung và cầu bảo hiểm. Tính chất nghiêm trọng của rủi ro xuất phát từ tự nhiên có thể làm thay đổi nội dung đảm bảo của các điều khoản bảo hiểm được cung cấp bởi thị trường này, đôi lúc có sự tác động kết hợp của môi trường pháp lý.
(Nguồn: Nguyên lý thực hành bảo hiểm, Nguyễn Tiến Hùng (chủ biên), Nhà xuất bản Tài chính, 2007)